Những cuộc thi “quái đản” trên thế giới

Những cuộc thi “quái đản” trên thế giới
(PLO) -Có rất nhiều các cuộc tỉ thí kì lạ trên thế giới mà tại đó con người chúng ta có thể thi đua với nhau trên mọi phương diện, mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi cách “dị” nhất có thể. 

1. Cuộc thi cõng vợ 

Môn cõng vợ (Wife Carrying hay Eukonkanto) ra đời ở Phần Lan và là một cuộc thi truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Cuộc thi cõng vợ bắt nguồn truyền thuyết về tên cướp Ronkainen vào thế kỷ 19.

Để kiểm tra khả năng của các thành viên trong băng nhóm, Ronkainen yêu cầu họ phải tham gia một khóa học đeo bao tải hạt hay những con vật sống lên lưng. Kể từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 1992 tính đến nay, cuộc thi vui nhộn đó đã có tuổi đời hơn 20 năm.

Quy định của cuộc thi cõng vợ ở Phần Lan không có nhiều ràng buộc về cách thức. Người đàn ông miễn sao nhấc người được cõng khỏi mặt đất. Tuy nhiên, có một điều lạ lùng là các cặp đôi tham gia đều chọn cách cõng không chính thống và dần  trở nên phổ biến ở các cuộc thi sau này: cõng theo kiểu Estonia.

Theo kiểu cõng này, người phụ nữ bị treo lộn ngược đầu phía sau lưng người đàn ông, 2 chân vắt chéo quanh cổ, mông chổng lên trời còn 2 tay giữ eo đối tác. Người đàn ông sau đó sử dụng sức mạnh để mở hết tốc lực chạy vượt qua nhiều chướng ngại vật để đến đích một cách nhanh nhất.

Người phụ nữ được chồng mình cõng theo kiểu độc nhất vô nhị
 Người phụ nữ được chồng mình cõng theo kiểu độc nhất vô nhị

Theo luật lệ, người đàn ông được phép cõng vợ, người yêu và thậm chí có thể  “mượn vợ hàng xóm”  nếu họ còn độc thân với tuổi đời trên 17, trong đó người được cõng phải có trọng lượng từ 49 kg trở lên, chỉ được trang bị mũ bảo hiểm.

Trong trường hợp chưa đủ trọng lượng, người phụ nữ được cõng phải mang thêm ba lô để đủ số ký theo quy định. Các đội thi sẽ vượt qua quãng đường 253,5 m và cặp đôi có thời gian đến đích nhanh nhất sẽ chiến thắng.

2.Lăn theo miếng pho - mát

Lễ hội Cooper’s Hill Cheese Rolling and Wake (Lễ hội lăn theo pho mát) được tổ chức thường niên vào dịp cuối tháng 5 tại ngọn đồi Cooper, thuộc vùng ngoại ô của Brockworth, Gloucestershire.

Cuộc chạy đua theo pho mát xuất hiện lần đầu vào năm 1880 và từng bị hủy bỏ năm 2010 do những cảnh báo mất an toàn cho người tham dự. Sau đó không lâu, cuộc đua được tổ chức trở lại.  Lễ hội kì lạ này có truyền thống gần 200 năm tại Anh.

Trong ngày lễ độc đáo này, một viên pho - mát tròn như bánh xe, nặng tới 4kg được thả cho lăn trên ngọn đồi Cooper và sau đó những người tham gia đồng loạt chạy như bay xuống đồi để giành được viên pho mát.

Mấy năm gần đây, để đảm bảo độ an toàn, một phiên bản pho mát làm từ bọt biển nhẹ hơn đã được sử dụng. Người chiến thắng là người chụp được pho - mát trước khi nó chạm xuống chân đồi, nơi có hàng nghìn người cùng tụ tập để theo dõi và cổ vũ.

Những người tham gia cùng chạy đuổi theo miếng pho mát

Những người tham gia cùng chạy đuổi theo miếng pho mát

Lễ hội nổi tiếng với những âm thanh náo động, những tiếng huýt sáo và cả những… tai nạn nhỏ như là va chạm vào nhau hay thậm chí là “lộn cổ” do chạy quá nhanh từ đỉnh đồi dốc 200 mét. Nhiều lần, cảnh sát khu vực đã cảnh cáo ban tổ chức lễ hội vì sự ồn ào do những người tham gia gây ra nhưng bất thành, lễ hội vẫn được tổ chức đều đặn hàng năm. 

3.Cuộc thi vật ngón chân

Môn thể thao “vật ngón chân” ra đời vào năm 1976 tại một quán rượu ở thị trấn Wetton, Derbyshire. Kể từ giữa những năm 1990, môn thể thao độc đáo này bắt đầu được tổ chức thi đấu hàng năm.

Các thí sinh muốn thi đấu phải trên 18 tuổi và vượt qua kỳ kiểm tra vệ sinh bàn chân để đảm bảo không bị mùi hay nấm. Sau đó, họ được chia thành các cặp nam hoặc nữ, thi đấu tối đa 3 vòng để chọn ra người chiến thắng.

Vòng đầu tiên bắt đầu với ngón chân phải. Hai đô vật ngồi đối diện, đặt chân vào một khung gỗ hình vuông nhỏ trên sàn, quặp ngón chân cái vào nhau và dùng sức mạnh của ngón chân cái đè đối phương xuống sàn. Vòng hai đến lượt ngón chân trái. Nếu hòa nhau, vòng cuối sẽ tiếp tục thi đấu bằng ngón chân phải.

Hãy đảm bảo bạn có một ngón chân khỏe để tham gia cuộc thi này
 Hãy đảm bảo bạn có một ngón chân khỏe để tham gia cuộc thi này

Tuy nhiên, cuộc thi này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro khi người tham gia có thể gặp những chấn thương như bị gãy hoặc trẹo ngón chân. Alan "Nasty" Nash là người nhiều lần vô địch giải vật ngón chân cái nhất với 12 lần đứng trên bục vinh quang cũng từng chia sẻ rằng anh phải chịu áp lực rất lớn và gặp không ít chấn thương.

"Năm 1997, tôi bị gãy 4 ngón chân nhưng tôi đã chườm đá với quyết tâm trở lại thi đấu và cuối cùng cũng giành chiến thắng". Nash nói.

4.Thi đấu bóng đá với bùn

Thi đấu bóng đá trong bùn bắt nguồn từ phía Đông Bắc nước Anh. Ban đầu, nó chỉ là một bài tập thể lực cho binh lính nhưng sau đó được phát triển ra thành một môn thể thao rất được yêu thích. Giải bóng đá sân bùn được tổ chức lần đầu tiên ở Phần Lan vào thập niên 90. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 260 đội bóng đá sân bùn đang hoạt động.

Người chơi phải “tắm” bùn khi tham gia thi đấu

Người chơi phải “tắm” bùn khi tham gia thi đấu

Năm 2008, hàng ngàn nam nữ đã cùng nhau “hì hục” trong vũng bùn để tham gia giải vô địch đá bóng với bùn hàng năm lần thứ 10. Sự kiện hoành tráng này được tổ chức ở Phần Lan với một khuôn viên rộng 60x35m đầy bùn.

Trận đấu có hai hiệp, mỗi hiệp dài 25 phút.  Nhìn từ bên ngoài, người ta sẽ tưởng rằng thực chất đây chỉ là một lễ hội với bùn, vì các cầu thủ từ tất, quần áo cho đến cơ thể đều phủ đầy bùn.

5. Cuộc thi ném trứng

Hàng năm cứ đến cuối tháng 6, đông đảo du khách trong và ngoài nước Anh lại đổ về Lincolnshire để tham gia và cổ vũ cho một cuộc thi rất độc đáo, đó là thi ném trứng.

Mỗi đội phải trải qua 3 vòng thi bao gồm tìm trứng, ném trứng bằng máy bắn đá cuối cùng là ném bằng tay và bắt trứng.

Ở vòng thi tìm trứng, mỗi người chơi sẽ tìm quả trứng còn sống trên một khay gồm 6 quả trứng, trong đó có 5 quả đã được luộc chín. Người chơi sẽ chọn lần lượt từng quả và đập nó vào trán mình. Nếu quả trứng được chọn đầu tiên còn sống thì thí sinh đó sẽ thua cuộc ngay lập tức.

Trong khi đó, đối với vòng thi ném bằng tay và bắt trứng, mỗi đội sẽ chọn ra 2 người, một người ném trứng từ những khoảng cách khác nhau và người bắt trứng phải đảm bảo quả trứng còn nguyên vẹn. Mỗi đội sẽ có 3 lần ném và bắt như thế.

Để tham gia cuộc thi này bạn phải thật khéo léo để tung hứng quả trứng.

Để tham gia cuộc thi này bạn phải thật khéo léo để tung hứng quả trứng.

Cuộc thi này được lấy ý tưởng từ một sự kiện cách đây nhiều thế kỷ, khi đó một số cư dân Lincolnshire phải ném những quả trứng qua một con sông để những người ở bờ bên kia có được bữa ăn trong những ngày lũ lụt

6. Là ủi vượt chướng ngại vật

Giải đấu đầu tiên được tổ chức vào năm 1997 tại Leicester, Anh. Những “vận động viên” tham dự cuộc thi sẽ được cấp một vài bộ quần áo và bạn phải vừa vượt qua thử thách bằng cách giữ thăng bằng để ủi đồ.  Cuộc thi có thể diễn ra ở những nơi cực kì nguy hiểm, đó có thể là một vách núi cheo leo, một vùng băng tuyết lạnh cóng, hoặc…. ở dưới nước.

Thí sinh tham dự bắt buộc phải được rèn luyện kỹ năng leo núi, lướt sóng và kỹ năng là ủi
Thí sinh tham dự bắt buộc phải được rèn luyện kỹ năng leo núi, lướt sóng và kỹ năng là ủi

Ngoài sở hữu những kỹ năng mạo hiểm như leo núi hay bơi lặn là chưa đủ, bạn còn phải thật sự thuần thục công việc ủi quần áo ở nhà thì may ra mới có cơ hội chiến thắng được cuộc thi này.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.