Những cô giáo kiên cường 'cắm bản' ở vùng cao Mù Cang Chải

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghe theo tiếng gọi của Nhà nước, của ngành, cô giáo Đỗ Thị Loan, Nguyễn Thị Thanh Mai làm đơn tình nguyện lên Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái dạy học khi tuổi mới đôi mươi...

Đi bộ hơn 10km mỗi ngày đến điểm trường dạy học

Ra trường năm 2007, bước chân lên Mù Cang Chải dạy học, cô Loan cầm trong tay hợp đồng lao động với mức lương vỏn vẹn 400.000 đồng. Nhìn xung quanh chỉ toàn rừng và núi, phương tiện di chuyển không có, đường sá khó khăn, cô gái 22 tuổi không khỏi hụt hẫng.

Nữ giáo viên trẻ này về công tác tại trường mầm non xã La Pán Tẩn, cách thị trấn Mù Cang Chải 25km. Ròng rã hơn 1 năm, để hoàn thành tốt việc dạy học, ngày nào cô Loan phải đi sớm, về tối, vượt hơn 10km đường mòn trên núi.

Cô Đỗ Thị Loan là một trong số 68 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.

Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức trong dịp lễ 20/11, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Đấy có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất trong 15 năm làm giáo viên vùng cao của tôi. Những ngày tháng ấy tôi đi bộ hơn 10km đến trường chính trong ngày để dạy học. Trời mưa chúng tôi mang ủng, có những khi chân sưng lên vì lạnh giá, và vì đi bộ quá xa. Ngày nào cũng vậy, khi sương chưa tan thì chúng tôi đã khoác balo lên để di chuyển đến điểm bản. Khi chúng tôi trả các con về với gia đình và trở về điểm trường chính, thì hầu như trời đã gần về tối ”, cô Loan nhớ lại.

Ngày mới lên Mù Cang Chải, không ít lần cô Loan cảm thấy hụt hẫng bởi điều kiện quá khó khăn lại gặp phải rào cản ngôn ngữ với học trò. Ảnh: Ngọc Nga

Ngày mới lên Mù Cang Chải, không ít lần cô Loan cảm thấy hụt hẫng bởi điều kiện quá khó khăn lại gặp phải rào cản ngôn ngữ với học trò. Ảnh: Ngọc Nga

Tuy nhiên, khó khăn nhất với cô Loan là rào cản ngôn ngữ với học trò của mình. Học sinh của cô thời gian đầu chỉ nói tiếng địa phương. Cô gặp trở ngại cả khi giao tiếp với phụ huynh các em. Vậy là mỗi ngày sau giờ lên lớp, cô lại miệt mài cập nhật tiếng địa phương.

“Tôi bắt đầu học tiếng địa phương từ những câu sinh hoạt hằng ngày, khi mà tôi biết được rồi,. Nhờ học tiếng địa phương, tôi có thêm kinh nghiệm về cách giảng dạy các con để bài giảng của mình và các hoạt động trong ngày hiệu quả. Đôi khi chúng tôi còn phải nhờ phụ huynh giúp đỡ, trao đổi về các con để hiểu các con hơn”, cô Loan cho biết.

Nếu được nhắn nhủ đến các thầy cô giáo trẻ trong tương lai, tôi chỉ muốn nói một câu tôi rất tâm huyết, tôi rất yêu nghề, và thế hệ trẻ vùng cao rất cần những thầy cô giáo yêu nghề, tâm huyết. Các bạn hãy đến với Mù Cang Chải chúng tôi. Hãy đem nguồn đem nguồn lực, nghị lực của các bạn gieo những con chữ cho học sinh vùng cao

Cô Đỗ Thị Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Nọi, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Khó khăn là thế, nhưng gặp những học sinh nhỏ vùng cao cô Loan lại thắt lòng, không muốn "bỏ cuộc". Muốn các con được đi học để có tương lai tốt đẹp hơn, cô cùng các đồng nghiệp của mình động viên nhau và tự tìm cách để vượt qua những thách thức.

Sau khoảng thời gian công tác tại xã La Pán Tẩn và trường Mầm non Bông Sen ở xã Chế Cu Nha, năm 2021 cô Loan được điều chuyển về Trường mầm non Kim Nọi với vai trò là Phó hiệu trưởng trường. Trường hiện có 198 học sinh và 100% các em là dân tộc H’mông.

Suốt 15 năm qua, không dừng lại ở việc gieo chữ, cô giáo Loan vẫn luôn trăn trở, ấp ủ về những sáng kiến nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng cao, hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa cho đồng bào dân tộc Mông.

Trong lớp học, cô giáo lên ý tưởng trang trí lớp học với những hình ảnh trang phục của đồng bào dân tộc. Trong tuần, trường tổ chức hoạt động múa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông, bố trí “góc địa phương” mở phiên chợ vùng cao ở sân trường để giúp các em nhỏ không quên được những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Mỗi tuần 2 ngày, học sinh được yêu cầu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để đi học. Ảnh: Ngọc Nga

Mỗi tuần 2 ngày, học sinh được yêu cầu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để đi học. Ảnh: Ngọc Nga

“Thèm” hơi người

Cũng giống cô giáo Đỗ Thị Loan, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai cũng là một trong những giáo viên chủ động viết đơn xin lên vùng cao dạy học. Thoáng đã 15 năm trôi qua, nhớ về những ngày đầu đặt chân lên xã Kim Nọi, cô Mai không khỏi xúc động.

“Thấy được hoàn cảnh của con, em vùng cao nên khi vừa ra trường tôi đã muốn lên đây, với mong muốn mang những gì mình được học dạy lại cho các con nơi này”, cô Mai chia sẻ.

Các cô giáo nơi đây còn tổ chức những buổi hoạt động văn nghệ, để học sinh không quên nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc mình.

Các cô giáo nơi đây còn tổ chức những buổi hoạt động văn nghệ, để học sinh không quên nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc mình.

Ngày mới lên, cô ở hẳn trên bản, điểm trường chính của xã Kim Nọi lúc bấy giờ mới chỉ có 3 lớp. Ngày ngày các cô giáo vào bản để gọi các con đi học, thậm chí còn mua bánh, kẹo để đến tận nhà “dụ” các con đi học. Thời đó, phụ huynh nhận thức về việc cho con đi học vẫn còn hạn chế. Nhiều phụ huynh còn mắng: “Tôi không cho con đi học đâu, các cô gọi lắm thế”. Thậm chí có phụ huynh còn nói dối cô giáo để không cho con đi học.

Đều đặn 5h30 mỗi ngày, các cô giáo chia nhau đi bộ 5-6km đón học sinh và 7h quay về trường là vào lớp dạy. Đến chiều các cô giáo lại tiếp tục đi bộ 5-6km để đưa các con về nhà.

Phiên chợ vùng cao cũng được các cô giáo tái hiện ngay trên sân trường.

Phiên chợ vùng cao cũng được các cô giáo tái hiện ngay trên sân trường.

“Lúc mới lên chẳng hề biết tiếng Mông đâu, qua quá trình làm việc, dần dần tôi học tiếng địa phương. Nhiều lúc cũng cảm thấy nản, nhưng vì các con, vì nghề giáo mà mình chọn, nên sau cùng tôi vượt qua tất cả để tiếp tục cống hiến”, cô Mai tâm sự.

Cô Loan hồi tưởng kỷ niệm không thể quên, có lần đi xe máy qua đường đèo để vào bản dạy học giữa mưa, đường trơn, trượt tay lái, cô Loan ngã nhào xuống vực. "May sao hôm ấy trời thương, mắc vào dây sắn rừng, được các thầy cô đi cùng kéo lên", Cô Loan kể. "Còn không ít lần đường quá trơn, khi xuống dốc tôi còn phải thả cho xe tự đi, còn mình nhảy ra khỏi xe để bảo đảm tính mạng". Đến giờ, cô vẫn giữ chiếc xe này làm kỷ niệm.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai đã 15 năm gắn bó với các em học sinh ở xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai đã 15 năm gắn bó với các em học sinh ở xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

“Thời điểm ở trên bản, cách rất xa trung tâm huyện, có khi phải cả tháng mới được xuống huyện 1 lần. Ngày đấy nhìn quanh toàn là núi với rừng, nhà dân thưa thớt, những ngày nghỉ dạy ở mãi trong trường buồn quá, phải ra mỏm đồi đứng từ trên nhìn xuống trung tâm huyện để thấy nhà, thấy người cho đỡ “thèm” hơi người”, cô Mai tiếp tục hồi ức.

15 năm gắn bó với núi rừng, cô Loan cũng như cô Mai luôn trăn trở làm sao để giúp con đồng bào vùng cao học chữ, học tiếng Việt, nâng cao kiến thức, hiểu biết cho các em. Nơi đây đã trở thành quê hương thứ 2 của các cô. Những giáo viên cắm bản mong muốn, Đảng, Nhà nước tluôn quan tâm, giúp đỡ để các thầy, cô yên tâm công tác.

Đọc thêm

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật TP HCM đoạt giải nhất cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot 2024

Ban tổ chức trao giải nhất cho đội TSUNAMI đến từ Trường Đại học Luật TP HCM.
(PLVN) - Ngày 25/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP HCM diễn ra vòng Chung kết và Lễ trao giải cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot cấp Quốc gia năm 2024, đánh dấu mùa thứ VIII thành công của sân chơi học thuật này. Sự tranh tài của hai đội xuất sắc nhất thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên môn và các sinh viên ngành luật trong cả nước.

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.