"Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn - Tri ân tháng 7 miền Trung": Mỗi chuyến đi thêm một lần biết ơn

Đoàn công tác của Báo Pháp luật Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9.
Đoàn công tác của Báo Pháp luật Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9.
(PLVN) - Gần 20 năm Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện chuyến đi tri ân miền Trung vào dịp tháng 7. Một chương trình thường niên nhưng luôn được chúng tôi háo hức chờ đón, bởi dù bước đi trên cùng một con đường nhưng mỗi chuyến đi là một hành trình mới của lòng biết ơn.

Tháng 7 năm nay cũng vậy, trong không khí bận rộn cho những hoạt động kỷ niệm tròn 39 năm ngày thành lập báo, chúng tôi vẫn cùng nhau nối dài hành trình tri ân tháng 7 miền Trung. Dẫn đầu đoàn là Tiến sĩ Vũ Hoài Nam – Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập; Tiến sĩ Vũ Hồng Thúy – Phó tổng biên tập – và đại diện các cán bộ, phóng viên, nhân viên của Báo.

Vẫn là một hành trình quen thuộc như thường lệ, điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi trên hành trình tri ân miền Trung năm nay là nơi yên nghỉ của 10 nữ liệt sỹ thanh niên xung phong – khu di tích lịch sử quốc gia Đồng Lộc.

Đoàn công tác dâng hương phần mộ 10 nữ liệt sỹ.

Đoàn công tác dâng hương phần mộ 10 nữ liệt sỹ.

Trời Can Lộc vẫn một màu xanh ngăn ngắt. Gió lặng. Nắng chói chang. Sự tĩnh lặng nơi đây như được hòa quyện với tiếng thầm thì của đất trời, của lòng người, tạo nên một cảm giác linh thiêng khó tả. 10 ngôi mộ phủ hoa trắng nằm cạnh nhau, mang trong mình câu chuyện bi tráng và đầy xúc động về sự hy sinh cao cả của các nữ liệt sỹ thanh niên xung phong. Mỗi ngôi mộ như một nốt nhạc cùng hòa quyện trong một bản anh hùng ca đầy bi tráng. Trên bia mộ, tên tuổi của các nữ liệt sỹ được khắc sâu, như một lời nhắc nhở về sự hy sinh to lớn; những bức ảnh chân dung các cô gái “mãi mãi tuổi đôi mươi” với nụ cười tươi tắn và ánh mắt kiên cường, khiến người viếng thăm không khỏi nghẹn ngào…

Trong tiếng chuông chiêu hồn nhẹ buông, chị đồng nghiệp kế bên tôi thì thầm: Em lại về thăm các chị đây…Những giọt nước mắt lặng lẽ không gian đằm sâu trong cảm giác đan xen của niềm tự hào dân tộc, của sự xót xa thương tiếc, lòng biết ơn…

Đoàn công tác dâng hương phần mộ 10 nữ liệt sỹ.
Đoàn công tác dâng hương phần mộ 10 nữ liệt sỹ.

Chứng kiến sự xúc động của tập thể Báo Pháp luật Việt Nam tại nơi này, anh Đào Ngọc Tuân – phó ban quản lý khu di tích chia sẻ: “Tôi đã làm việc ở đây nhiều năm. Mỗi năm, nhất là độ tháng 7, bà con đến viếng các chị rất đông. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều đơn vị, địa phương trở đi trở lại khu di tích này, nhưng đều đặn mỗi năm một lần, liên tục trong nhiều năm như Báo Pháp luật Việt Nam thì rất hiếm. Tôi trân trọng nghĩa cử của các anh chị. Mỗi khi nhìn cây bồ đề do Báo Pháp luật Việt Nam trồng tặng khu di tích đang phát triển rất mạnh mẽ, chúng tôi rất xúc động. Nó chính là sự hiện hữu nghĩa cử của các anh chị với nơi đặc biệt này.”

Tham gia viếng khu di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc với chúng tôi trong chuyến đi năm nay, có ông Lê Viết Hồng - Giám đốc, ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó giám đốc sở Tư pháp Hà Tĩnh. Ông Tuấn tâm sự: Là người con ở nơi có những di tích lịch sử, chúng tôi cảm thấy thật may mắn. Sự hy sinh của các liệt sỹ là bài học cho sự cống hiến với đất nước của chúng ta hôm nay. Những chuyến đi tri ân miền Trung như Báo Pháp luật Việt Nam đang thực hiện gần 20 năm nay cũng giúp chúng tôi những bài học về lòng biết ơn, trách nhiệm với cuộc sống.”

Trong hành trình tri ân miền Trung của chúng tôi năm nay, lần đầu tiên chị Hà Phương Thảo - Trưởng Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh - một người con đất phương Nam tham gia. Chị bắt đầu hành trình cùng đoàn khi đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bần thần hồi lâu trước mộ Đại tướng, hoàng hôn buông vội vã giục bước, nhưng chị vẫn còn muốn nán lại, rồi đành ra về với những nỗi niềm thương nhớ, tiếc nuối ngổn ngang.

“Khi đứng trước mộ Đại tướng, nhìn những bông hoa tươi thắm và nén nhang nghi ngút khói, tôi không khỏi nhớ về những trang sử hào hùng của dân tộc, về sự đóng góp to lớn của Đại tướng để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong không gian tĩnh lặng, tôi cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp như Đại tướng vẫn còn hiện diện.” – Chị Thảo tâm sự.

Cũng lại là chị Thảo, rưng rưng trước hàng bạt ngàn những ngôi mộ liệt sỹ trong nghĩa trang liệt sỹ trên đất Quảng Trị, chị nghẹn ngào: Có tận mắt chứng kiến, có được đứng trong không gian này, mới thấy chiến tranh khốc liệt hơn ngàn vạn lần mình từng nghĩ.

Cây phượng vỹ hoa đỏ như lửa cháy trong Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, đàn bồ câu an yên nhặt thóc trước khu tưởng niệm ở Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9, hữu tình hay vô ý đều gợi nhớ đến những người lính đã nằm sâu trong đất Quảng Trị. Tiếng chuông chiêu hồn liệt sỹ vang trong thinh không như lời nguyện cầu bình an, như tiếng lòng của những người ở lại… Trong không gian gợi nhớ thật nhiều đau thương mất mát này, dường như chẳng ai muốn làm điều gì đó đẹp đẽ cho riêng mình.

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam dâng hương các phần mộ liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam dâng hương các phần mộ liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Tiếp tục hành trình, chúng tôi đến Khu di tích Quốc gia đặc biệt - Thành cổ Quảng Trị. Mùa hè tháng 7, nắng gió như ràn rạt đổ lửa khắp miền Trung, nhưng tại Thành cổ Quảng Trị, dường như không một cơn nóng gió nào có thể xua tan được không khí trang nghiêm và lắng đọng nơi đây. Những bức tường rêu phong, những con đường lát đá xưa cũ vẫn còn nguyên dấu vết của thời gian và chiến tranh, như những chứng nhân thầm lặng kể lại câu chuyện hào hùng của dân tộc. Mỗi bước chân đi trên nền đất này đều khiến lòng người lắng đọng, như đang cảm nhận từng nhịp đập của lịch sử, từng hơi thở của những người đã ngã xuống.

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Tiến sĩ Vũ Hồng Thúy thỉnh chuông tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Tiến sĩ Vũ Hồng Thúy thỉnh chuông tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, là một trong những địa danh lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam. Nơi đây ghi dấu những trận chiến ác liệt và sự hy sinh anh dũng của hàng ngàn chiến sĩ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Thành cổ Quảng Trị không chỉ là nơi để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ mà còn là nơi để mỗi người tự nhắc nhở mình về trách nhiệm đối với đất nước. Những bài học về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quật cường và sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ là nguồn cảm hứng vô tận, là động lực để mỗi người nỗ lực phấn đấu, đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước.

Đoàn công tác của Báo Pháp luật Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Di di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Đoàn công tác của Báo Pháp luật Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Di di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Tại điểm cuối của hành trình tri ân năm nay, chúng tôi đã trao tặng Ban Quản lý di tích Thành cổ Quảng Trị một bộ âm thanh hỗ trợ thuyết minh. Đây là bộ thiết bị gồm một máy thu và 20 máy phát. Bộ thiết bị áp dụng kỹ thuật không dây công nghệ mới, giúp cho khách thăm quan linh động trong việc tìm hiểu thông tin hiện vật của bảo tàng, khu thăm quan. Với tính năng đa ngôn ngữ mạnh mẽ (tích hợp 32 ngôn ngữ) sẽ giúp cho bảo tàng phục vụ nhiều đối tượng khách thăm quan với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Khách thăm quan chỉ cần ấn các mã số tương ứng với hiện vật để nghe các bài thuyết minh về hiện vật ấy.

Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng Ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị một bộ âm thanh hỗ trợ thuyết minh.

Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng Ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị một bộ âm thanh hỗ trợ thuyết minh.

Nhận quà tặng từ Báo Pháp luật Việt Nam, bà Cáp Thị Thiên Trang - Trưởng Ban quản lý di tích Thành cổ Quảng Trị - xúc động nói: “Chúng tôi rất biết ơn nghĩa cử của Báo pháp luật Việt Nam. Mỗi năm, các anh chị luôn dành thời gian vào với đất lửa miền Trung, viếng thăm khu di tích Thành cổ Quảng Trị và trao tặng những món quà ý nghĩa. Đôi cây mẫu đơn trước đài tưởng niệm, dàn âm thanh và món quà hỗ trợ thuyết minh hôm nay Báo trao tặng thực sự rất có ý nghĩa. Những món quà đó không chỉ thể hiện sự biết ơn của các nhà báo, mà còn hỗ trợ chúng tôi lan tỏa giá trị lịch sử trân quý của dân tộc.

Vậy là thêm một hành trình tri ân tại miền Trung của chúng tôi đã hoàn thành. Như tên gọi “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn – Tri ân tháng 7 miền Trung” - sau mỗi chuyến đi, chúng tôi đều được bồi đắp thêm những xúc cảm mới mẻ, đặc biệt là được bồi đắp thêm niềm tự hào về một quá khứ hào hùng của đất nước, bồi đắp thêm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Hành trình tri ân tháng 7 miền Trung của những người làm báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục, như sự cố gắng, lòng biết ơn của chúng tôi không bao giờ ngừng nghỉ.

Hành trình tri ân tháng 7 miền Trung của những người làm báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục, như sự cố gắng, lòng biết ơn của chúng tôi không bao giờ ngừng nghỉ.

“Hành trình trên đất miền Trung, cảm nhận từng làn gió thổi qua những nghĩa trang liệt sĩ, từng bước chân trên mảnh đất đã thấm đẫm máu và nước mắt, chúng ta cần trăn trở về trách nhiệm của mình. Làm thế nào để kể lại những câu chuyện chưa được kể, làm thế nào để ghi lại những ký ức đang dần phai nhạt trong tâm trí người dân, làm thế nào để thế hệ trẻ hiểu được giá trị của sự hy sinh và tinh thần quật cường của cha ông? Làm thế nào để có những bài viết có sức mạnh đánh thức lòng yêu nước, khơi dậy tinh thần đoàn kết và sự trân trọng đối với quá khứ.” - Tiến sỹ Vũ Hoài Nam – Tổng biên tập của chúng tôi nhắc nhở sau khi kết thúc cuộc “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn – Tri ân tháng 7 miền Trung” 2024.

Đoàn Công tác chụp ảnh lưu niệm với cây Bồ đề do Báo Pháp luật Việt Nam trồng tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng lộc.

Đoàn Công tác chụp ảnh lưu niệm với cây Bồ đề do Báo Pháp luật Việt Nam trồng tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng lộc.

Hành trình tri ân tháng 7 miền Trung của những người làm Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục, như sự cố gắng, lòng biết ơn của chúng tôi không bao giờ ngừng nghỉ.

(Ảnh: Các thành viên trong đoàn)

Đọc thêm

Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo Pháp luật Việt Nam trên nhiều phương diện, từ việc lần đầu tiên phát động “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp” đến những chương trình thiện nguyện, tọa đàm, hội thảo chuyên sâu và thành tích báo chí ấn tượng. Không ngừng đổi mới, tinh gọn bộ máy, Báo tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông pháp luật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành Tư pháp và đất nước. 

Hậu Giang tuyên truyền pháp luật luôn bám sát nhu cầu xã hội

Hậu Giang tuyên truyền pháp luật luôn bám sát nhu cầu xã hội
(PLVN) - Nhiều năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được Hậu Giang triển khai hiệu quả với nội dung đa dạng, phong phú, hình thức mới mẻ, hấp dẫn. Sở Tư pháp Hậu Giang thường xuyên tham mưu UBND tỉnh tạo điều kiện và tăng cường nhiều giải pháp hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.