Những "cái lạ" Việt Nam, "Tây" thấy ở Paris...

Xin được nhặt nhạnh những chuyện ngồ ngộ hầu bạn đọc trong mấy ngày Tết nhân một chuyến đi dài của tôi cùng đoàn học viên Việt Nam sang Pháp học tập. Nói ngồ ngộ vì nhiều cái của Tây rất lạ với Ta và ối cái của Ta lại “lạ lắm cơ” với Tây …

Xin được nhặt nhạnh những chuyện ngồ ngộ hầu bạn đọc trong mấy ngày Tết nhân một chuyến đi dài của tôi cùng đoàn học viên Việt Nam sang Pháp học tập. Nói ngồ ngộ vì nhiều cái của Tây rất lạ với Ta và ối cái của Ta lại “lạ lắm cơ” với Tây …

Tác giả và
Tác giả và "chú" tinh tinh

Chuyện của Tây, ta … lạ!

Nước Pháp hoa lệ thì ai cũng biết. Ai cũng muốn một lần đến Paris để ngắm tháp Eiffel lung linh về đêm, dạo bước trên Chams Élysé với cơ man những cửa hàng sang trọng và đắt tiền hay ngồi tàu nhỏ hoặc tản bộ ngắm sông Seine… Có lẽ “một phút cho quảng cáo” thế là đủ, nhưng ờ dài dài thì có những góc khuất khác từ nước Pháp cũng rất lạ giữa một đất nước văn minh thuộc hàng “tốp ten” thế giới này.

Thỉnh thoảng trên loa phát thanh của tàu điện ngầm lại phát đi những thông điệp: “Hành khách chú ý bảo quản tài sản khỏi móc túi và trộm cắp”. Quả thật, Paris và các thành phố lớn của Pháp bây giờ không ngoa khi dùng cách so sánh của người Việt là “trộm cắp như rươi”, nhất là các màn dàn kịch để ăn cắp tinh vi và bài bản đến không ngờ. Hành khách có thể bị giật túi xách khi cửa tàu điện chuẩn bị đóng, nên khi cánh cửa vừa khép lại thì những ai đứng gần cửa phải dè chừng.

Một nữ đồng nghiệp của tôi bên Truyền hình cáp cũng bị sờ túi ở Gare Lyon, nhưng vốn là dân “mài đũng quần” ở châu Âu nên khi “hai ngón lạ” vừa luồn vào túi, chị bình tĩnh kẹp chặt lại, tên kia hoảng hốt rút nhanh và cúi gằm mặt giả vờ thụt người xuống buộc lại dây giày…

Đỏ đen sấp ngửa đừng tưởng chuyện chỉ cỏ ở bến xe Giáp Bát hay trong lễ hội chùa Hương. Một cái bát úp với mánh khóe chẳng khác gì gã bạc bịp ở các bến xe bến tàu nhà mình và một nhóm “trợ thủ” giả làm khách chơi chài những ai có máu tham đen đỏ. Tôi giơ máy lên chụp, một gã to gần gấp đôi xồ tới hỏi “chụp gì?” và giơ cùi chỏ lên. Tôi giả vờ không biết tiếng Pháp và xì xồ vài câu tiếng Anh, rằng “thấy lạ thì chụp chơi”. Gã kia nói lại bằng mấy câu tiếng Anh kiểu bồi: “no photo, play, play!” nghĩa là: Không chụp, vào chơi đi!

Paris cũng có cảnh đeo bám để bán hàng rong và đồ lưu niệm; thậm chí mấy “chú” da màu còn bám dai hơn cả dân bán rong Bờ Hồ hay ở Quốc Tử Giám nhà mình. Lủng lẳng mô hình tháp Eiffel, móc đeo chìa khóa, hoa hồng, và những cái dây xanh đỏ tím vàng để buộc vào cổ tay. Khách du lịch không mua còn bị vắt lên vai, không kiên quyết trả lại thì gã bán hàng sẽ đi theo lãi nhãi “One dollar!!!”.

Chụp ảnh lưu niệm ở tháp Eiffel lắm lúc cũng bị làm phiền và mất tiền vào những vụ trời ơi đất hỡi. Như một chiều đẹp trời, tôi đang đứng chụp ảnh thì giật mình bởi một con “tinh tinh” to sù sụ (người đóng giả). Bạn tôi vừa kịp bấm máy xong thì “con khỉ” kia nhảy ra đòi 5 Euro, tôi nhả một tràng tiếng Pháp. “Con khỉ” kia tưởng “dân ở Pháp thâm niên” chứ không phải khách du lịch nên đổi giọng nài nỉ, “thôi cho tao đồng nào thì cho, tao thất nghiệp, còn nuôi con nhỏ”. Tôi đành thả đồng xu 1euro vào cái ống bơ “con khỉ” đang chìa ra trước mặt.

Trong một tiết học Civilisation France (Văn minh Pháp), tôi đưa mấy chuyện này ra kể và hỏi cô giáo. Cô giáo cười bảo, ở Pháp bây giờ rất nhiều người thất nghiệp, nhập cư…là nguyên nhân của những hiện tượng xã hội bất thường này.

Đỏ đen sấp ngửa giữa Paris
Đỏ đen sấp ngửa giữa Paris

Chuyện của ta, Tây thấy… rất lạ!

Đoàn học viên chúng tôi ở trong một Résidence khá sạch sẽ,  mỗi người một phòng nhỏ khép kín, có máy sưởi và bếp nhỏ để nấu ăn. Bất tiện nhất là điện thoại và Internet quá đắt.

Chúng tôi ở tầng 3, tầng dưới tôi có mấy cậu bạn nước khác đến học. Một cậu tên là Closdius người Mozambique, giáo viên dạy tiếng Pháp. Cậu người Mozambique có một bạn cạnh phòng là Slevkaia người Nga, tôi không nhớ rõ tên lắm. Hôm nọ, không biết sáng kiến của ai, mấy vị nhà ta bảo góp nhau mỗi người mấy Euro làm bữa tiệc cho vui, với các món ăn Việt Nam kẻo qua đây chén đồ Tây mãi phát ớn.

Hầu như ai cũng vui vẻ đồng ý, việc chợ búa rầm rộ từ chiều. Xong xuôi, mấy chị em tay dao tay thớt ngồi “rãi thẻ” chặt và băm, rồi xào và nấu. Tiếng chặt xương băm thịt dội đến mấy tầng, mùi nước mắm “ngào ngạt”, cười nói bi bô, “nhộn nhịp” cả một khu Résidence yên tĩnh. Hơi choáng, cậu Clodius chạy lên gõ cửa phòng tôi, không hiểu cái gì đang xảy ra.

Tôi bảo: “À, đó là hội làng ấy mà”. Hắn ngạc nhiên: “Hội làng?”. Tôi gật: “Ừ, hội làng, truyền thống của bọn tao đấy!”. Hắn lủng bủng: “Thằng Slevkaia bảo tao chạy lên xem có chuyện gì, sao cứ gõ gì trên đầu nó thế làm nó ung hết cả thủ”. Tôi lại bảo: “Mày cứ về bảo thằng Slev thế, tầng trên đang có hội làng!”.

Clodius chạy xuống và mất hút đến sáng hôm sau đi học thì gặp hắn đang đi cùng Slev. Closdius nhanh nhảu: “Tao bảo nó bọn mày có hội làng nhưng nó không tin!”. Slev nhìn tôi, tôi bảo: “Ừ, hội làng”. Nó bảo một câu xanh rờn: “Nhưng đây là nước Pháp chứ đâu  phải làng của bọn mày?”. Tôi ngắc ngứ qua chuyện: “Mày đi học xa mà không nhớ nhà, nhớ quê hương à? Đây là cách bọn tao làm để đỡ nhớ nhà thôi”. May mà hắn gật đầu không nói gì thêm…

Lần nọ, tôi đi chơi cùng mấy anh chàng nhà mình ở một vùng khác của nước Pháp. Tôi đi ra ngoài một lúc về phòng thì thấy mấy anh phục vụ và mấy anh chàng nhà mình khua chân múa tay loạn xạ và…không ai hiểu ai nói gì. Tôi hỏi, một anh bồi khách sạn bảo: “Phòng cấm hút thuốc mà bọn mày hút nên phải nộp phạt, tao không biết ai hút nhưng phòng này phải nộp 49Euro”.

Dịch lại, các anh chàng nhà mình bảo: “Anh năn nỉ bảo bọn nó thông cảm hộ bọn em, cái biển cấm khuất quá không nhìn thấy!”. Tôi bảo: “Bọn nó không có cái văn hóa “thông cảm” đâu”, nhưng rồi cũng nói: “Tha đừng phạt bọn tao được không, sinh viên không có tiền đâu!”.

Anh nhân viên bảo: “Bọn tao không phạt bọn mày mà cũng không có quyền phạt bọn mày, nhưng đây là tiền phí tấy mùi cho phòng này, thế là nhẹ cho bọn mày rồi, còn không tao báo Police đến thì bọn mày bị phạt gấp mấy lần đấy!”. Thế là các chú nhà mình đành bấm bụng nộp phạt. Một chú nhăn nhó “Điếu thuốc mất toi 50Euro, tính ra tiền Việt là triệu rưỡi chứ chả chơi…”!.

Vẫn còn chuyện để kể...

Để kể chi tiết thì nhiều chuyện “hài” lắm, nhưng khuôn khổ bài báo có hạn. Dân mình có thói quen cứ tiêu cái gì bên Tây bằng Euro là quy ra tiền ta. Đi toa lét công cộng chỗ sạch sẽ mất 1 Euro, “tè” xong có bác nhăn mặt: “Khiếp, một lần “tè” mất 30 ngàn, thế này ở nhà có mà “tè” cả mấy chục lần!”. Có người ăn mặc lôi tha lôi thôi như “thách thức” nền văn minh và thời trang nước Pháp.

Hỏi sao quần áo đẹp để đâu mà không mang đi thì bảo: “Chỉ mang đồ xấu, chờ giảm giá mua mặc và mang về, đồ cũ này vứt hết đi”. Rồi có bác đi dự tiệc, complet, cà vạt rất oách, thậm chí đẹp mỗi tội bác ấy lại xỏ chân vào đôi giày Adidas to sù sụ. Có đoàn đi chơi, hồn nhiên leo lên xe điện và cứ nghĩ như ở nhà mình, lên đó hẵng mua vé thì có sao. Nhưng, kiểm soát viên tới không có vé xuất trình, thành ra bị phạt mỗi người mấy chục Euro vì tội trốn vé, trong lúc mỗi cái vé ở các cây bán vé tự động thì chỉ hết vài Euro…

Chuyện têu tếu, chẳng có gì để kể, nhưng “thưa các cô, các cậu lại các anh” chúng ta đang ở châu Âu và mỗi chúng ta khi đến đâu đều mang theo “dáng hình xứ sở”. Vậy nên, đừng để những chuyện be bé này làm cho chúng ta mất tự tin khi giới thiệu: Tôi là người Việt Nam!.

Trần Ngọc Hà (CH Pháp)

Tin cùng chuyên mục

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật
(PLVN) - Đã có một số tác phẩm âm nhạc với nội dung thô tục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xử phạt. Tuy nhiên, các trường hợp bị phạt chỉ là con số khá khiêm tốn so với các ca khúc có ca từ “nhiễm độc” được phát hành công khai trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.

Cuốn hút những bộ phim thượng tôn pháp luật

“Độc đạo” với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận. (Ảnh: VFC)
(PLVN) - Các bộ phim chủ đề cảnh sát hình sự Việt Nam thường có tổng mức kinh phí đầu tư rất lớn, bởi nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn, diễn viên ê kíp làm phim đều hạ quyết tâm làm cho được các bộ phim xứng tầm về chủ đề an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật. Với sự quy tụ những gương mặt diễn viên đầy thực lực, những cuộc đấu mưu đầy cam go và những trận đánh khốc liệt vào hang ổ tội phạm, các phân cảnh hoành tráng… đã thu hút hàng triệu khán giả truyền hình.