Những bước tiến trong công tác tư pháp

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Lê Thành Long đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2020
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Lê Thành Long đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2020
(PLVN) - Năm 2019 vừa qua, các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao, giải quyết được số lượng lớn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Nhờ vậy, công tác tư pháp đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bước tiến lớn trong cải cách thủ tục hành chính 

Nổi bật trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin năm 2019 là Bộ Tư pháp đã phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông; và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam; triển khai thành công việc kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi giữa Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch với Hệ thống cấp thẻ BHYT qua Hệ thống NGSP.

Đây là một bước tiến lớn trong kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương cũng như trong cải cách thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa cho người dân; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước.

Hệ thống NGSP là tên viết tắt của Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương. Việc kết nối thành công giữa 3 cơ quan Bộ, ngành trên cũng nhằm triển khai một cách hiệu quả Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Bên cạnh đó, việc 3 cơ quan bộ, ngành kết nối dữ liệu thành công còn nhằm khai thác tốt cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH khi cơ sở dữ liệu này được xác định là một thành phần quan trọng trong kiến trúc Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số.

Cùng với 5 cơ sở dữ liệu quốc gia khác (cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đất đai; đăng ký doanh nghiệp; thống kê tổng hợp về dân số; tài chính), cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đóng vai trò góp phần kiến tạo nền tảng Chính phủ điện tử Việt Nam hiện đại, minh bạch, hiệu quả và liên thông. Việc liên thông còn có ý nghĩa quan trọng để có thể từng bước xóa bỏ tình trạng các ngành “khư khư” giữ cơ sở dữ liệu của ngành mình, xóa bỏ suy nghĩ “cát cứ” dữ liệu của các cơ quan, đơn vị.

Trong một tháng thực hiện thí điểm liên thông dữ liệu trước khi chính thức kết nối dữ liệu tại 13 tỉnh, thành gồm: Lào Cai, Hải Dương, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Nam... đã có 15 nghìn trường hợp trẻ em được liên thông cấp giấy khai sinh và thẻ BHYT. Đến nay, đã có 38 địa phương trên phạm vi cả nước đăng ký và được Bộ Tư pháp hỗ trợ triển khai liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Việc kết nối Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (phạm vi đến cấp phường/xã) với Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm (phạm vi đến cấp quận/huyện) là một bước tiến lớn trong công tác kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương so với năm 2018. 

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trên cả nước hàng ngày có khoảng 8.000 hồ sơ khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi phát sinh mới có thể chuyển sang BHXH để cấp thẻ BHYT, chiếm hơn 1% số giao dịch hành chính công giữa công dân với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

Việc kết nối liên thông dữ liệu cho phép UBND cấp xã và Phòng Tư pháp cấp huyện có thể gửi dữ liệu đăng ký khai sinh của trẻ dưới 6 tuổi sang cơ quan BHXH để xử lý một số thủ tục cần thiết trên phần mềm trước khi chính thức nhận Tờ khai đăng ký cấp thẻ BHYT và Trích lục khai sinh của trẻ nếu trong trường hợp công dân khi đi đăng ký khai sinh cho trẻ dưới 6 tuổi đồng thời đăng ký liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ. Nghĩa là có thể thực hiện ngay quy trình cấp thẻ BHYT cho trẻ mà không cần phải gửi hồ sơ giấy như trước đây.

Thông qua việc liên thông hồ sơ, thủ tục hành chính điện tử giữa cơ quan Đăng ký hộ tịch và cơ quan Bảo hiểm, thời gian trả thẻ BHYT cho trẻ đã được rút ngắn từ tối đa 5 ngày xuống còn từ 2 - 3 ngày làm việc. Một số trường hợp, việc cấp thẻ BHYT đã được thực hiện ngay trong ngày, qua đó góp phần giảm chi phí cho người dân và cơ quan nhà nước, bảo đảm quyền lợi của trẻ em từ khi sinh ra.

Lãnh đạo các bộ, ngành bấm nút kết nối cơ sở dữ liệu bảo hiểm với dữ liệu đăng ký khai sinh
 Lãnh đạo các bộ, ngành bấm nút kết nối cơ sở dữ liệu bảo hiểm với dữ liệu đăng ký khai sinh

Góp phần cải thiện môi trường kinh doanh  

Một nhiệm vụ do Chính phủ giao năm 2019 đã được Bộ Tư pháp hoàn thành xuất sắc, vượt chỉ tiêu đề ra là nhiệm vụ nâng xếp hạng Chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (Chỉ số B1). Theo đó, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về nâng xếp hạng Chỉ số B1 của Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2021 lên từ 5 – 10 bậc, trong đó năm 2019 tăng ít nhất 2 bậc. 

Thực hiện nhiệm vụ trên, Tài liệu hướng dẫn bước đầu các bộ, cơ quan, địa phương về nâng xếp hạng Chỉ số B1 đã được Bộ Tư pháp ban hành ngay trong quý I/2019 đúng với thời hạn quy định. Bộ Tư pháp cũng tổ chức một số hội nghị bàn về các giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật để giúp các bộ, ngành, địa phương nắm được cách thức triển khai, phương thức cắt giảm.

Từ đó, đưa ra các giải pháp tạo thuận lợi và giảm gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần cải thiện Chỉ số B1, cải thiện năng lực cạnh tranh theo Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0).

Chia sẻ về mục tiêu thực hiện cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) Đặng Thanh Sơn cho biết: Cần cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ các quy định pháp luật, ngăn chặn đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp; thông qua cải thiện Chỉ số B1, các bộ, ngành, địa phương có điều kiện xem xét, đánh giá đúng thực trạng về các chi phí tuân thủ pháp luật hiện nay… 

Về phần mình, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các bộ, ngành và các cơ quan tư pháp địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo không có các quy định mới chứa đựng các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý, cản trở điều kiện đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp... 

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm, nỗ lực trong hành động của Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương, Chỉ số B1 của Việt Nam năm 2019 đã được nâng lên 17 bậc so với năm 2018, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP. Cụ thể, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 08/10/2019, điểm số và vị trí xếp hạng của Việt Nam về Chỉ số B1 năm 2019 đạt 3.4/7 điểm (tăng 0,3 điểm so với năm 2018), xếp thứ 79/141 nước (năm 2018 xếp thứ 96/140 nước).

Việc cải thiện thứ hạng Chỉ số B1 đã góp phần cải thiện thứ hạng về trụ cột thể chế (tăng 05 bậc so với năm 2018); đồng thời, cải thiện thứ hạng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam (tăng 10 bậc so với năm 2018).

Những kết quả tích cực về điểm số và vị trí xếp thứ hạng Chỉ số B1 đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Không những thế, còn tạo tiền đề thuận lợi để Chính phủ tiếp tục có sự quan tâm, chỉ đạo và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục duy trì, cải thiện Chỉ số B1 và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút đầu tư trong những năm tiếp theo.

Quyết tâm đưa Nghị quyết 02 vào cuộc sống, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều sáng kiến cải cách, cải tiến việc tổ chức thực thi các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Ví dụ như tại Đồng Nai, UBND TP Long Khánh thực hiện việc rút ngắn thời gian tiếp nhận và giải quyết 4 bộ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực y tế, kế hoạch đầu tư, xây dựng, nội vụ. Các thủ tục hành chính đều được rút ngắn thời gian giải quyết giảm 2 ngày, riêng lĩnh vực ngành Nội vụ giảm 5 ngày so với thời gian quy định.

Quý III/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thiện 1 dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính. Đó là dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản. Đáng chú ý là không yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức nộp lại các giấy tờ do Bộ, các cơ quan thuộc Bộ hoặc địa phương cấp; cách thức trao đổi thông tin, quy trình thực hiện thủ tục hành chính…

Đọc thêm

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Hải Phòng: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật

Tại phiên tòa giả định có sự tham gia của HĐXX là những thẩm phán, kiểm sát viên, trợ giúp viên pháp lý thực thụ.
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), nhằm truyền tải pháp luật dưới hình thức trực quan sinh động cho học sinh, ngày 29/10, Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân TP, Viện kiểm sát nhân dân TP tổ chức “Phiên tòa giả định” tại Trường THPT Lê Qúy Đôn, quận Hải An.

longformNữ doanh nhân cùng ước mơ phụng sự 'nông nghiệp xanh'

Bà Nguyễn Thị Hải Bình - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn STP.
Gắn bó với nhựa từ nhỏ, khởi nghiệp cũng với ngành sản xuất kinh doanh nhựa nhưng Nguyễn Thị Hải Bình lại đang đặt niềm tin và hy vọng của mình vào nghề nuôi biển với khát khao giữ được màu xanh cho biển và được làm nông nghiệp một cách bền vững nhất…

Dấu ấn trong công tác chuyển đổi số của ngành Tư pháp Thanh Hóa

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại Sở Tư pháp
(PLVN) - Sở Tư pháp Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh và của ngành Tư pháp. Qua đó, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao và đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Bình Định có tân Giám đốc Sở Tư pháp

Thường trực Tỉnh ủy Bình Định trao quyết định, tặng hoa chúc mừng các đồng chí nhận nhiệm vụ mới. (Ảnh: HM)
(PLVN) - Từ ngày 1/11, tại Bình Định, Viện trưởng VKSND tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp, còn Giám đốc Sở Tư pháp giữ chức Phó Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Đảm bảo đúng vai, đúng thẩm quyền trong xây dựng pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh yêu cầu chú ý đến vấn đề đúng thẩm quyền của các cơ quan trong quá trình xây dựng pháp luật
(PLVN) -Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, với tư duy mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Phát động cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự" trên Báo Pháp luật Việt Nam

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp ghi nhận và vui mừng khi Báo Pháp luật Việt Nam phát động Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự"
(PLVN) - Nhằm thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI; Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS), ngày 26/10, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Kỷ niệm 8 năm ra mắt chuyên trang, Báo Pháp luật Việt Nam công bố giao diện mới Video Pháp luật

Các vị khách mời là lãnh đạo các Cơ quan chức năng và Báo Pháp luật Việt Nam nhấn nút công bố giao diện mới của chuyên trang Video pháp luật
(PLVN) - Tối ngày 26/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Pháp luật Việt Nam đã trang trọng Kỷ niệm 8 năm ra mắt Chuyên trang TVphapluat.vn, nay là Video Pháp luật, đồng thời công bố giao diện mới với nhiều tính năng tiện lợi, nhiều chuyên mục hấp dẫn của Chuyên trang này. Sự kiện đón nhận sự quan tâm của đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và cộng đồng doanh nghiệp. 

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường
(PLVN) -  Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội, tăng cường nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động và người học, chuyển hoá nhận thức vào trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Ông Nguyễn Mạnh Đông,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu tại Đại hội X, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Với thế và lực tích lũy đã được sau 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”...

Sơn La quan tâm chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Người cao tuổi tại tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Người cao tuổi không chỉ là chỗ dựa tinh thần trong mỗi gia đình mà còn có những đóng góp tích cực trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu được ý nghĩa này, thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã trung hướng về cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích cho người cao tuổi.