Nhức nhối nạn lấn chiếm ở cảng Sa Kỳ

Tình trạng bờ, lòng sông, vùng nước tại cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị người dân lấn chiếm để buôn bán đã diễn ra nhiều năm.
Tình trạng bờ, lòng sông, vùng nước tại cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị người dân lấn chiếm để buôn bán đã diễn ra nhiều năm.
(PLVN) - Tình trạng bờ, lòng sông, vùng nước tại cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị người dân lấn chiếm để buôn bán diễn ra nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm, gây nguy hiểm cho giao thông đường thủy.

Cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là đầu mối giao thông quan trọng và duy nhất để kết nối huyện đảo Lý Sơn với đất liền và phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, tình trạng lấn chiếm kè bảo vệ bờ, lòng sông thuộc khu vực cảng để neo đậu tàu thuyền, kinh doanh thủy sản không được xử lý dứt điểm, gây nên tình trạng mất mỹ quan và nguy cơ mất an toàn cho tàu thuyền chở khách ra vào cảng.

Phóng viên ghi nhận, tại khu vực kè bảo vệ bờ sông cách cầu cảng Sa Kỳ khoảng 20m đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà, làm cầu cảng nhỏ kiên cố nhô ra mặt sông để thu mua hải sản. Khu vực dọc bờ sông này còn hình thành một số cơ sở xay đá, một cây xăng...

Đáng chú ý, tuyến đường thủy Sa Kỳ - Lý Sơn đang được các nhà đầu tư trang bị tàu cao tốc hiện đại, có kích thước lớn. Trong khi đó, khu vực luồng lạch vào cảng, mặt nước trước cảng Sa Kỳ còn bị các tàu cá lấn chiếm làm nơi neo đậu và tại khu vực phía tây của cảng đang bị người dân đổ đất đá lấn chiếm gần sát mép cầu cảng, khiến khu vực này đang bị thu hẹp hàng chục mét khiến cho các tàu chở khách ra vào cảng gặp nhiều khó khăn.

Nếu tình trạng này không được giải quyết dứt điểm sẽ gây mất an toàn vận tải trên tuyến đường thủy Sa Kỳ - Lý Sơn và ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi.

Một số hộ dân lấn chiếm kè bờ sông đổ thêm đất, đá xây nhà làm cầu cảng nhỏ để mua bán bốc dỡ thủy sản.

Một số hộ dân lấn chiếm kè bờ sông đổ thêm đất, đá xây nhà làm cầu cảng nhỏ để mua bán bốc dỡ thủy sản.

Theo ông Lê Văn Thành - Thuyền trưởng tàu khách An Vĩnh chạy tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, trước đây lưu lượng tàu ra vào cảng ít, không gian lòng sông trước cầu cảng rộng nên tàu chở khách ra vào thuận lợi. Tuy nhiên, giờ đây số lượng tàu nhiều lên, nhu cầu hành khách ngày càng tăng, trong khi cầu cảng ngắn và lòng sông lại bị thu hẹp khiến tàu khách ra vào rất khó khăn.

"Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kiểm tra, khắc phục nạn lấn chiếm mặt nước tại cảng Sa Kỳ để đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách và phát triển du lịch", ông Thành chia sẻ.

Theo Ban Quản lý cảng và cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ngãi, tình trạng người dân lấn chiếm bờ, lòng sông, vùng nước cảng Sa Kỳ để làm nơi buôn bán diễn ra nhiều năm. Mặc dù UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng phối hợp giải quyết, xử lý dứt điểm nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.

Rác thải tại Cảng Sa Kỳ.

Rác thải tại Cảng Sa Kỳ.

Ông Ngô Văn Dụng - Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, huyện đã chỉ đạo xã Bình Châu phối hợp với các đơn vị liên quan quyết liệt ngăn chặn nạn lấn chiếm lòng lề đường trên QL24B, tạo cảnh quan thông thoáng khu vực đường ra vào cảng. Còn đối với khu vực bờ sông, lòng sông, huyện đã đề nghị lực lượng cảnh sát đường thủy, Ban Quản lý cảng phối hợp địa phương thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm mặt nước thuộc khu vực cảng để neo đậu tàu cá, buôn bán hải sản.

"Tuy nhiên tình trạng lấn chiếm bờ sông khu vực cảng Sa Kỳ đã diễn ra trong thời gian dài, có hộ đã được cấp sổ đỏ trên đất lấn chiếm. Giải pháp trước mắt là tăng cường quản lý hiện trạng việc lấn chiếm bờ sông để sớm có biện pháp xử lý trả lại nguyên trạng khu vực này", ông Dụng thông tin.

Theo quy hoạch đến năm 2030, cảng Sa Kỳ sẽ được nâng cấp tiếp nhận tàu từ 1.000 - 2.000 tấn, chiều dài cầu cảng đạt 200 m. Ban Quản lý cảng Sa Kỳ đã có văn bản kiến nghị Sở GTVT Quảng Ngãi trình UBND tỉnh Quảng Ngãi bố trí nguồn vốn đầu tư nối dài cầu cảng để giải quyết tình trạng quá tải tại cảng Sa Kỳ, cũng như xử lý dứt điểm tình trạng người dân lấn chiếm khu vực cảng như hiện nay.

Đọc thêm

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng
(PLVN) - Ngày 6/9, tại Quảng trường 24/3, UBND TP Tam Kỳ tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) của thành phố và Công bố giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025.

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Quang cảnh cuộc họp.

(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.