Nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Những con số đáng lo ngại

Bệnh không lây nhiễm thường là các bệnh mãn tính, bao gồm những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm. Bệnh tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỷ lệ tàn phế và chết yểu cao. Nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do lối sống có hại cho sức khỏe và các yếu tố môi trường không thuận lợi.

Tuy nhiên, nhiều nguy cơ Bệnh không lây nhiễm có thể dự phòng được. 5 nhóm Bệnh không lây nhiễm có gánh nặng bệnh tật lớn là: Tim mạch, đái tháo đường, phổi mãn tính, ung thư và các rối loạn tâm thần.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho khoảng 380 nghìn người, chiếm 73% tổng số người chết mỗi năm (khoảng 520 nghìn người). 

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á - cho biết: “Bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc Bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mãn tính và 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần – thường gặp ở người cao tuổi, trầm cảm, sa sút trí tuệ. Hằng năm, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong, trong đó 40% ca tử vong trước 70 tuổi.

Riêng tại Hà Nội, một thành phố với trên 8 triệu dân, thì đa số người có vấn đề sức khỏe đều mắc bệnh thuộc dạng Bệnh không lây nhiễm. Năm 2016, TP Hà Nội có triển khai điều tra tình trạng và nguy cơ bệnh tật không lây nhiễm trong độ tuổi từ 18 – 69. Kết quả  có khoảng gần 18,9% người dân mắc bệnh tăng huyết áp.

Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Bệnh không lây nhiễm đang gia tăng là vấn đề nhức nhối không chỉ của ngành Y tế. Nếu như trước đây Bệnh không lây nhiễm thường gặp ở người cao tuổi thì những năm gần đây các số liệu báo cáo cho thấy Bệnh không lây nhiễm đang tấn công ở cả những người trẻ tuổi.

Những Bệnh không lây nhiễm có dấu hiệu trẻ hóa rõ rệt như bệnh đái tháo đường, đã có trường hợp chẩn đoán đái tháo đường typ 2 ở bệnh nhân mới 8 - 9 tuổi, trong khi trước đây, bệnh này thường gặp ở người cao tuổi.

Bệnh tăng huyết áp cũng có dấu hiệu trẻ hóa rõ. Khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho thấy trên 10% học sinh có dấu hiệu tăng huyết áp, trong khi trước đây tăng huyết áp hoàn toàn là bệnh của người cao tuổi. Hay bệnh đột quỵ, trước đây cũng là bệnh của người cao tuổi, nhưng gần đây đã gặp những bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi, thậm chí ở 30 tuổi.

Nguyên nhân và cách khắc phục

Các nguy cơ khiến bạn mắc phải những Bệnh không lây nhiễm, bao gồm thói quen hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, đồ ăn có nhiều mỡ động vật, chế độ ăn ít rau xanh, thói quen ít vận động. Những nhóm nguy cơ chính này lâu dần theo thời gian tạo nên sự chuyển hóa, biến đổi sinh lý trong cơ thể như tim mạch, béo phì, các bệnh về ung thư, bệnh mãn tính.

Do vậy để phòng ngừa các Bệnh không lây nhiễm, mỗi người dân cần thay đổi lối, sống, hành vi sẽ hạn chế được các nguy cơ về các bệnh này.

Khi chúng ta đã kiểm soát được cả yếu tố, nguy cơ, theo bằng chứng nghiên cứu khoa học thì đã phòng được 80% các bệnh không lênh nhiễm như là tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh phổi mãn tính. Giảm 40% với bệnh lý ung thư. Khi chúng ta chủ động giám sát, phát hiện ra bệnh sớm, cần điều trị và quản lý lâu dài tại các cơ sở y tế ban đầu thì có thể giảm được tỉ lệ bệnh, kiểm soát tốt các bệnh không lây nhiễm đó.

 

Cần phát huy vai trò y tế cơ sở

PGS. TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Hiện, việc quản lý các Bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã còn gặp nhiều khó khăn. Ước tính, có dưới 15% trạm y tế thực hiện quản lý điều trị tăng huyết áp, dưới 5% số trạm y tế quản lý điều trị đái tháo đường. Trạm y tế xã hầu như chưa cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen phế quản, ung thư.

Theo ông Khuê, các trạm y tế xã mới chỉ thực hiện khám bệnh, kê đơn theo lượt đối với các Bệnh không lây nhiễm như bệnh thông thường, chưa quản lý điều trị ngoại trú lâu dài (chỉ một số ít trạm y tế xã quản lý, duy trì bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường).

Cùng với đó, thuốc điều trị cho bệnh nhân còn thiếu về số lượng, chủng loại, đặc biệt là thuốc huyết áp, đái tháo đường, không sẵn có thường xuyên.

Thống kê cho thấy, trong số những người đang quản lý điều trị, chỉ có 19% bệnh nhân tăng huyết áp và 6% bệnh nhân đái tháo đường được cấp thuốc tại trạm y tế xã, hầu hết bệnh nhân vẫn phải lên các cơ sở y tế tuyến trên để khám và lĩnh thuốc định kỳ.

Việc thiếu các dịch vụ quản lý Bệnh không lây nhiễm ở tuyến xã là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ phát hiện, điều trị loại bệnh này ở mức thấp.

Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình quản lý các Bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số Bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã. 

Theo đó, tài liệu có 5 hướng dẫn chính gồm: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý đái tháo đường; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý lồng ghép tăng huyết áp và đái tháo đường; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh hen phế quản ở người lớn.

Đây được coi là những hướng dẫn quan trọng giúp các cán bộ y tế tuyến cơ sở thực hiện tốt công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bệnh nhân không phải chuyển lên tuyến trên để điều trị. 

Đến nay Bộ Y tế đã xây dựng mô hình thí điểm cho 26 trạm y tế xã và trong thời gian tới, tiếp tục sẽ có 1.000 trạm y tế được xây dựng theo mô hình này. Bên cạnh đó, các địa phương cũng xây dựng trạm y tế theo mô hình trạm y tế 26 xã điểm góp phần nâng cao vai trò chăm sóc, quản lý người mắc Bệnh không lây nhiễm từ tuyến cơ sở.

Khẳng định vai trò của y tế cơ sở trong khám chữa Bệnh không lây nhiễm, đại diện Sở Y tế Bắc Giang cho biết, vừa qua Sở đã tiến hành đào tạo và chuyển giao cho 35 trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý, điều trị ngoại trú tăng huyết áp. Từ năm 2017, triển khai thêm 15 trạm y tế xã quản lý bệnh đái tháo đường. Hiện toàn tỉnh có 16/20 phòng khám đa khoa và 205/218 trạm y tế xã phường tiến hành quản lý Bệnh không lây nhiễm.

Bắc Giang đã quản lý được 23.000 bệnh nhân tăng huyết áp và hơn 4.000 bệnh nhân đái tháo đường tại tuyến cơ sở, đồng thời ngành Y tế cũng bước đầu triển khai thực hiện quản lý bệnh ung thư, COPD tại trạm y tế.

Để ứng phó với gánh nặng của Bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt “Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2013-2020”.

Đặc biệt, ngày 2/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1092/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng Bệnh không lây nhiễm. 

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.