Nhọc nhằn những bước chân trên đỉnh núi tai mèo…

Đường liên xã trên các bản làng vùng cao của xã Quý  Quân (ảnh to) - Điểm trường tiểu học Lũng Mới nhìn từ trên cao xuống (ảnh nhỏ).
Đường liên xã trên các bản làng vùng cao của xã Quý Quân (ảnh to) - Điểm trường tiểu học Lũng Mới nhìn từ trên cao xuống (ảnh nhỏ).
(PLO) - Hiện các xóm Lũng Mới, Lũng Nhùng, Tềnh Cà Lùa và Keng Tao của xã Quý Quân (Hà Quảng - Cao Bằng) chưa có đường liên xã, bà con vẫn phải đi bộ để vận chuyển hàng hóa, trẻ em nhọc nhằn lọ mọ đến trường. Nếu như trời nắng những đôi chân bỏng rát vì đá tai mèo và bụi đường đỏ quạch, thì trời mưa, đường trơn trượt.

Quý Quân là xã vùng cao của huyện Hà Quảng, nơi đây tập trung đông đúc các dân tộc như Mông, Dao, Tày. Do địa hình đồi núi phức tạp nên các bản làng phải sống rải rác trên các sườn đồi, đường đi lối lại vô cùng khó khăn. 

Đến thăm các bản làng đặc thù này, phóng viên PLVN đã phải đi bộ cả nửa ngày đường trên các ngọn núi đá cheo leo. Men theo con đường mòn, hút sâu vào những vách đá tai mèo cuối cùng chúng tôi cũng vượt lên đỉnh núi. Trên đỉnh núi nhìn về phía đầu xóm Tềnh Cà Lùa cũng chỉ có vài ngôi nhà nằm lắt nhắt, trơ trọi bên những nương đa khô cằn. Có lẽ do năm nay hạn hán nên các nương đá của đồng bào cũng khô khát.

Theo con đường mòn dẫn vào bản, chúng tôi tình cờ gặp chị Đào Thị Pằn (22 tuổi) đang khâu vá quần áo. Chị Pằn là người Mông kết duyên cùng anh Sùng Văn Làu từ năm 17 tuổi, giờ đã có hai đứa con. Chị Pằn bảo: “Ở đây muốn lấy vợ lấy chồng thì tùy theo ý của mình, lấy ở đâu, bao nhiêu tuổi mà chả được. Lấy ít tuổi ông bà cũng không nói đâu, ngày xưa cũng thế, chẳng qua nhỏ tuổi thì mình không biết đi làm thôi. Mình về làm dâu, không biết đi làm thì người ta chê một tý cũng chẳng sao”. 

Chị Đào Thị Pằn trò chuyện cùng phóng viên.
Chị Đào Thị Pằn trò chuyện cùng phóng viên.

Theo lời chị Pằn, ở xung quanh đây cũng chỉ có lắt nhắt 10 mái nhà, bà con ở đây phải đi chợ Mỏ Sát hoặc chợ Sóc Giang. Hiện trong bản đã có điện nhưng nhiều nhà vẫn chưa có ti vi, phương tiện nghe thông tin, phổ biến kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt cùng các chính sách của Nhà nước là chiếc đài radio được đặt ở đầu giường. 

Men theo con đường vào bản Lũng Mới chúng tôi cũng chỉ thấy một màu bàng bạc của nương đá. Do sống trên núi nên bà con phải phụ thuộc vào khí hậu. Năm nào mưa thuận gió hòa thì được mùa, còn năm nào hạn hán thì lại chịu đói cả năm. Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Sùng Văn Dể, Bí thư chi bộ xóm Lũng Mới cho biết: “Do năm nay hạn hán, nên ở trên này phải để đất phơi nắng. Ở Lũng Mới diện tích trồng ngô thì nhiều nhưng khi thu hoạch cũng chẳng được bao nhiêu. Cây ngô chưa được đầu tư nên năng xuất vẫn chưa cao, chủ yếu vẫn phải phụ thuộc và khí hậu”.

Theo lời ông Dể, xóm Lũng Mới có 14 hộ dân, 70 nhân khẩu. Khó khăn nhất vẫn là đường đi về trung tâm xã. Ngoài Lũng Mới, các xóm xung quanh này như Tềnh Cà Lùa, Keng Tao và Lũng Nhùng cũng khó khăn như nhau, đi sâu vào các bản làng càng khó đi. Tết vừa rồi Phó chủ tịch tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Minh Khôi cùng Huyện ủy lên thăm bà con nhưng do trời mưa nên các lãnh đạo cũng chỉ dừng lại ở xã. Ở đây cứ mưa xuống là đường trơn trượt không thể đi được nên khó khăn lắm.   

Do khó khăn về đường đi nên các em học sinh tiểu học thuộc 4 xóm đặc thù này đều phải học bán trú ở điểm trường Lũng Mới. Các em phải mang cơm đi, tối mới đi bộ về nhà. Do hoàn cảnh của từng hộ nên nhà nào khá giả thì các em sẽ được quan tâm nhiều hơn, nếu không thì vẫn phải trông chờ vào chính sách của Nhà nước. Điều kiện học tâp và cơ sở vật chất tại các điểm trường còn khó khăn trăm bề.

Ông Sùng Văn Dể, Bí thư chi bộ bản Lũng Mới.
Ông Sùng Văn Dể, Bí thư chi bộ bản Lũng Mới.

Cũng theo lời ông Dể, mười năm về trước do sự lạc hậu, cổ hủ của người già nên tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống sảy ra với chiều hướng và mức độ cao. Do xã tuyên truyền, người dân lại được tiếp cận với thông tin nên tảo hôn đã giảm dần. Hiện tại chính quyền địa phương xã vẫn luôn sát sao, tuyên truyền cho bà con họ hiểu nhất là về vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh đẻ có kế hoạch. 

Ông Triệu Việt Cường Chủ tịch xã Quý Quân cho biết: “Hiện tại 4 xóm đặc thù này khoảng trên 70 hộ dân, chủ yếu là người Mông, Dao, kinh tế đa phần vẫn còn nghèo. Theo Quyết định 102, 135 của Chính phủ, hiện các hộ đều đã được hỗ trợ trâu, bò, phân bón và nông cụ sản xuất. Theo nghị quyết 30A, bà con còn được hỗ trợ cả gạo cho việc khoanh nuôi và bảo vệ rừng nên đời sống phần nào đã được cải thiện. 

Đường điện cơ bản đã đưa đến trung tâm xóm. Hiện bà con các dân tộc đã có sự giao lưu giữa đời sống văn hóa và tinh thần. Ở trên bản có cưới xin ma chay bà con vẫn lên, ở dưới núi có đám cưới bà con vẫn xuống. Hiện ở xóm Nà Pồ đồng bào Mông cũng đã xuống núi 9 hộ, ở Bắc Phương cũng có hai hộ, rồi ở Lũng Xàm họ cũng xuống đây xây nhà. Khi xuống đây phong tục tập quán của các hộ dân có khác nhau, về điều kiện ăn ở và đời sống sinh hoạt cũng như nhau, họ sống rất hòa đồng”.

Ông Cường nói tiếp: “Về vấn đề nước sạch hợp vệ sinh cũng chưa được đảm bảo như ở lục khu Hà Quảng. Hiện tại xóm Keng Tao, bản Khe Cà vẫn chưa có nước mạch chảy về nhà. Bà con thuộc hai bản này vẫn phải dùng nước mưa, nước mạch ở mó. Ngoài hai xóm này, các xóm còn lại đã có nước dẫn về nhà. Năm ngoái Nhà nước đã làm bể, dùng máy bơm điện hút nước từ mó nước lên rồi đưa vào bể công cộng.

Ông Triệu Việt Cường Chủ tịch xã Quý Quân.
Ông Triệu Việt Cường Chủ tịch xã Quý Quân.

Theo Chương trình 135, vừa rồi ở điểm trường Lũng Mới Nhà nước cũng đã đầu tư xây dựng một bể nước 140 khối cho các em học sinh học bán trú. Nước này gọi là nước hợp vệ sinh, chứ theo quy định của Nhà nước thì vẫn chưa được đảm bảo. Đường bê tông lên điểm trường Lũng Mới, chúng tôi cũng đang cho xây dựng. Đây là nguồn vốn của Viện kinh tế thuốc lá hỗ trợ, nhằm duy tu bảo dưỡng đường hàng năm. Vì là đường đá nên việc thi công xây dựng cũng phải mất một đến hai năm”. 

Cũng theo lời ông Cường, hiện tình trạng tảo hôn vẫn còn sảy ra với các em gái người Mông, cứ 14,15 tuổi lại có một vài em bỏ học để đi lấy chồng. Hàng năm chính quyền xã cũng đã cử ban chuyên trách đi đến từng bản, từng hộ gia đình để tuyên truyền cho con em đồng bào dân tộc, nhất là các em học sinh đang ở độ tuổi vị thành niên. Về việc này, xã kiên quyết cứ phải đủ tuổi mới cho phép đăng ký kết hôn.

Cơ sở hạ tầng chưa phát triển khiến đời sống của bà con dân tộc khó khăn, cơ cực. Kéo theo đó là việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, áp dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến với các bản làng dân tộc cũng gặp nhiều trở ngại. Không riêng gì xã Quý Quân, đây còn là tình trạng chung của hầu hết các bản làng vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Cao Bằng. Ông Cường cũng mong muốn rằng, Đảng và Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống của đồng bào nhất là việc giải quyết đường đi cho bà con.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.