“Nhìn thẳng vào sự thật” để tiếp tục đổi mới

Các đại biểu dự Đại hội sáng 25/1/2016
Các đại biểu dự Đại hội sáng 25/1/2016
(PLO) - Chiều nay (26/1), Đoàn Chủ tịch sẽ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu về các văn kiện Đại hội XII của Đảng.
Các văn kiện gồm: Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. 
Dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật”

Qua 2 ngày thảo luận về văn kiện, có 34 đại biểu thuộc các đoàn đại biểu, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan phát biểu tại Hội trường và 686 ý kiến phát biểu tại đoàn về các dự thảo văn kiện Đại hội XII với tinh thần sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ. 

Các ý kiến cơ bản thống nhất đánh giá, các văn kiện thể hiện được điểm mới “phát huy sức mạnh toàn dân tộc”, “phát huy dân chủ XHCN”, “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”.

Báo cáo chính trị trình Đại hội XII được nhiều đại biểu đánh giá là được “chuẩn bị rất công phu, chu đáo, hội tụ được tất cả những ý kiến đóng góp của đảng viên cả nước, đã tổng kết được 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, qua đó rút kinh nghiệm những cái đã đạt được và những cái không đạt được”. Đại biểu Phan Văn Sử (Tây Ninh) cho rằng, Báo cáo chính trị tại Đại hội XII đã đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc, có giải pháp, hướng đi cho giai đoạn tới, là “thể hiện trách nhiệm cao và rất phù hợp”.

Trong Báo cáo trình Đại hội XII, Đảng đã đánh giá rất thẳng thắn về những thành công, đồng thời nói rõ khuyết điểm và các mục tiêu phát triển là “sự thể hiện rất nghiêm túc, nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, đây là việc dũng cảm của Đảng” – Đại biểu Đặng Quốc Vinh (Hà Tĩnh) nhận xét. 

Đánh giá Báo cáo chính trị trình Đại hội XII đã được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, nhưng đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) thấy cần tiếp tục làm rõ ba vấn đề là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Song hành cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế là xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Văn Toàn đánh giá, cùng với việc thể hiện được những thành tựu của quá trình 30 năm đổi mới, đồng thời nêu lên những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và chỉ ra những mục tiêu, phương hướng và giải pháp trong nhiệm kỳ tới, văn kiện Đại hội XII cũng đã đề cập một cách thỏa đáng vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng. Đại biểu đặc biệt đánh giá cao việc Đại hội có báo cáo riêng về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI là “thể hiện tính chiến đấu của Đảng ta rất cao”.

Nhận thấy văn kiện Đại hội XII đã “tiếp thu một cách đầy đủ và mang tầm khái quát cao” các ý kiến góp ý từ cơ sở, đại biểu Nguyễn Minh Hùng (Hải Dương) tin tưởng: “Việc triển khai đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống sẽ tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nước nhà”. 

Nhiều đại biểu như đại biểu Đặng Quốc Vinh kỳ vọng “Đại hội XII sẽ là một khởi đầu cho công cuộc đổi mới (lần II) của Đảng” nên theo ông, cần thực hiện tốt yếu tố mấu chốt là “dân chủ tập trung, kiểm soát quyền lực, vững bước đi lên trên con đường đổi mới” để mở ra một thời kỳ mới cho dân tộc ta, đất nước ta, Đảng ta.

Đủ sức tham gia “sân chơi hội nhập”
Nhận định về một trong những điểm mới của văn kiện Đại hội lần này là “kinh tế tư nhân”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh cho rằng, đó cũng là hạt nhân của quá trình phát triển kinh tế bởi trong các thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân hiện nay cũng góp phần rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, “phải đẩy mạnh thành phần kinh tế này bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với từng loại hình và từng ngành để kinh tế tư nhân phát triển thuận lợi” – ông Danh phát biểu.
Theo Thông báo của Đoàn Thư ký, trong những ngày vừa qua, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhận được 38 Điện mừng đến từ các đảng, các tổ chức, bạn bè quốc tế và các đoàn ngoại giao. 
Như vậy, tính đến ngày 25/1, Đại hội XII của Đảng đã nhận được 235 Điện mừng đến từ các đảng, các tổ chức, bạn bè quốc tế và đoàn ngoại giao.

Cũng theo các đại biểu, văn kiện Đại hội XII đề cập được những thành tựu kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được 5 năm qua dù bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp... 

Vì vậy, đại biểu cũng cơ bản tán thành những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới mà theo đại biểu Nghiêm Xuân Thành (Đoàn khối doanh nghiệp Trung ương) là “hết sức lớn lao”, nhất là khi đất nước đang hòa nhập sâu rộng với thế giới.

Để tiếp tục đổi mới, đưa đất nước phát triển, hội nhập, đại biểu Phạm Mạnh Thường (Bắc Giang) cho rằng, Đại hội XII sẽ phát huy được những thành quả đã đạt được trong 30 năm đổi mới như là hành trang để hội nhập, phát triển. “Chắc chắn Việt Nam sẽ sớm trở thành một nước công nghiệp giàu mạnh”  – đại biểu này tin tưởng.

Theo đại biểu Phạm Minh Đạo (Đồng Nai), cần có sự chuẩn bị kỹ, phải tự nâng “sức đề kháng”, đó là năng suất, giá thành, chất lượng khi nền sản xuất trong nước còn nhỏ bé, cần có những định hướng chiến lược, đẩy mạnh liên kết để xử lý những vấn đề cần khắc phục để kinh tế hợp tác đủ mạnh, vươn lên, đủ sức tham gia “sân chơi hội nhập”. 

Trong khi đó, đại biểu Phạm Thiện Nghĩa (Đồng Tháp) mong muốn quan tâm hơn đến ngành công nghiệp để tạo động lực cho kinh tế phát triển thời gian tới vì “lực lượng này phải có sự đầu tư, phát triển tương xứng khi đang có những chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp”. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.