Nhiều ý kiến có cơ sở lý luận và thực tiễn cao, tại lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng

Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp (BTP) Lê Tuấn Phong, phát biểu tại lớp bồi dưỡng.
Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp (BTP) Lê Tuấn Phong, phát biểu tại lớp bồi dưỡng.
(PLVN) -Vừa qua, Bộ Tư pháp tổ chức lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng khu vực phía Bắc năm 2024, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), tại lớp Bồi dưỡng, nhiều ý kiến có cơ sở lý luận và thực tiễn cao, đã giúp các cán bộ làm công tác văn phòng nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm, phát huy tốt nhất công tác tham mưu, trợ thủ đắc lực cho lãnh đạo chỉ đạo, điều hành, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Phát biểu tại lớp bồi dưỡng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp (BTP) Lê Tuấn Phong, giảng viên "Một số nội dung cần quan tâm trong thực hiện chế độ báo cáo ngành Tư pháp" cho biết: qua tổng hợp, theo dõi, phối hợp trả lời các kiến nghị, đề xuất của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với công tác chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ được gửi qua các báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm cho thấy, từ năm 2021 đến hết năm 2023, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận và trả lời đầy đủ 923 kiến nghị, đề xuất, đề nghị. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều Bộ, ngành hay địa phương đã gửi đề xuất, kiến nghị chung chung, thậm chí còn trùng lặp qua nhiều kỳ báo cáo, trong khi các đề xuất, kiến nghị đó đã được Bộ Tư pháp trả lời thích đáng, đúng mục đích nhưng vẫn đề xuất, kiến nghị.

Do vậy, ông Lê Tuấn Phong kiến nghị, khi xây dựng báo cáo cần chú ý những thông tin, tư liệu khách quan, phản ánh đúng sự việc tránh sử dụng thông tin, tư liệu mang tính thiên vị, bênh vực người nào đó, không khách quan. Điều đó đòi hỏi người viết báo cáo phải có trình độ phân tích, xử lý, chọn lọc thông tin chính xác. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, Văn phòng Bộ đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Cục Kế hoạch - Tài chính tham mưu Lãnh đạo Bộ xây dựng Hệ thống báo cáo Bộ Tư pháp và đã được kết nối, tích hợp dữ liệu với Hệ thống báo cáo quốc gia. Đến nay, Hệ thống báo cáo đã đáp ứng được cơ bản các nội dung trong công tác báo cáo của Bộ, điển hình là trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật) đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về công tác xử lý vi phạm hành chính trên Hệ thống.

Ông Phạm Quang Hiếu - Quyền Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin – BTP, phát biểu tại lớp bồi dưỡng.

Ông Phạm Quang Hiếu - Quyền Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin – BTP,

phát biểu tại lớp bồi dưỡng.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Hệ thống báo cáo của Bộ, Văn phòng Bộ đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin tham mưu cho Lãnh đạo Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp triển khai, xây dựng Báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2024 trên Hệ thống báo cáo của Bộ Tư pháp theo địa chỉ https://baocao.moj.gov.vn.

Tuy nhiên, qua rà soát và việc triển khai bước đầu cho thấy một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai như sau: Nhận thức chưa cao từ các cấp thực hiện trong việc thực hiện báo cáo trên môi trường mạng, còn bỡ ngỡ khi chuyển việc thực hiện báo cáo từ dạng báo cáo giấy sang báo cáo điện tử (quy trình, biểu mẫu, tổng hợp số liệu). Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương còn gặp nhiều khó khăn (nhiều Bộ, ngành chậm, số liệu chưa có,...). Khó khăn trong việc ký số, thực hiện báo cáo không tập trung (báo cáo trên phần mềm của địa phương, báo cáo trên phần mềm thống kê, báo cáo trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành) gây khó khăn cho đơn vị thực hiện báo cáo, không có sự chia sẻ dữ liệu từ các phần mềm, hệ thống chuyên ngành dẫn đến khó khăn khi tổng hợp.

Quang cảnh lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng.

Quang cảnh

lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng.

Để xử lý những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Văn phòng Bộ đã đề nghị Cục Công nghệ thông tin nghiên cứu, xây dựng Tài liệu hướng dẫn sử dụng Hệ thống báo cáo, sớm tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống báo cáo của Bộ Tư pháp nhằm triển khai đồng bộ trong toàn ngành, đồng thời, đề nghị các đơn vị thuộc Bộ chủ động rà soát các mẫu đề cương báo cáo, biểu mẫu số liệu của đơn vị, nếu có sự thay đổi thì phối hợp với Cục Công nghệ thông tin để chỉnh sửa, cập nhật trên Hệ thống phần mềm.

Về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ông Phạm Quang Hiếu - Quyền Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin – BTP, giảng viên "Chuyển đổi số Bộ, ngành Tư pháp và kỹ năng làm việc trên môi trường số" cho biết; cán bộ làm công tác văn phòng cần nắm được những thông tin cơ bản trong việc sử dụng, khai thác các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Tư pháp để kịp thời hướng dẫn cho cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.

Bên cạnh những hệ thống thông tin, phần mềm nói trên còn rất nhiều những hệ thống thông tin chuyên ngành và nghiệp vụ khác đòi hỏi sự tham gia hỗ trợ của văn phòng do vậy trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ nắm bắt và sử dụng tốt nhất các chức năng của phần mềm để làm chủ và kịp thời có những tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình sử dụng để đảm bảo theo quy định và phù hợp với nhu cầu thực tế.

Một số giải pháp trong thời gian tới, ông Phạm Quang Hiếu nhấn mạnh, để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Bộ Tư pháp cần tập trung chỉ đạo, triển khai tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của Bộ, Ngành Tư pháp giai đoạn 2022-2025, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số; vận hành cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin, hạ tầng số, nền tảng số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho bộ, ngành, lĩnh vực.

Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ưu tiên các nội dung cấp bách phục vụ các lĩnh vực như Hộ tịch, Lý lịch tư pháp như triển khai hiệu quả Dịch vụ công liên thông và Nghiên cứu triển khai giải pháp thực hiện quy trình cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID. Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng.

Đọc thêm

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí.
(PLVN) - Đó là cách gọi dân dã, ngưỡng mộ của đồng đội và đồng bào 4 xã vùng cao biên giới huyện Tây Giang (Quảng Nam) dành cho Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí, thầy thuốc quân hàm xanh của Phòng khám Đa khoa quân dân y A Xan. Với sự tận tụy, trách nhiệm, y đức và y thuật của mình, lương y Trí đã cứu sống hàng chục sinh mạng, làm “bà đỡ” của rất nhiều sản phụ ở biên giới Việt - Lào.

Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững

GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi - phát biểu khai mạc và chào mừng Hội thảo
(PLVN) - Ngày 11/10, Hội thảo Quốc gia với chủ đề: "Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp cùng Tạp chí Pháp luật và Phát triển thuộc Hội luật gia Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và Công ty Luật TNHH Sen Vàng đồng tổ chức.