Gương sáng Pháp luật

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí.
Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí.
(PLVN) - Đó là cách gọi dân dã, ngưỡng mộ của đồng đội và đồng bào 4 xã vùng cao biên giới huyện Tây Giang (Quảng Nam) dành cho Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí, thầy thuốc quân hàm xanh của Phòng khám Đa khoa quân dân y A Xan. Với sự tận tụy, trách nhiệm, y đức và y thuật của mình, lương y Trí đã cứu sống hàng chục sinh mạng, làm “bà đỡ” của rất nhiều sản phụ ở biên giới Việt - Lào.

Giành giật mạng sống với “ma rừng”

Ở tuổi 20, chàng thanh niên Nguyễn Văn Quốc Trí (SN 1980, ở xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) nhập ngũ vào lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam. Sau thời gian dài học tập và rèn luyện, năm 2007, anh tốt nghiệp Trung cấp Quân y và nhận công tác tại Đồn Biên phòng A Xan.

Thời gian đầu công tác nơi miền biên viễn, bác sĩ Trí nhận thấy cuộc sống của bà con nơi đây còn quá vất vả, nhất là nhận thức về mặt y tế. Tuy nhiên, lúc đó anh mới là y sĩ, chỉ có thể khám chữa những bệnh thông thường cho người dân. Nhiều ca bệnh “khó”, anh phải đưa bệnh nhân xuống tuyến huyện để điều trị. Sự “bất cập” ấy khiến bác sĩ Trí cảm thấy “khó chịu”, anh quyết tâm phải thay đổi nó. Nói là làm, người lính quân y đó đã viết đơn gửi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam xin được đi học tại Đại học Y (Đại học Huế) và bản thân sẽ tự trang trải học phí.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam ảnh 1

Bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí nhận Giấy khen biểu dương điển hình tiên tiến của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Đăng Nguyên)

Sau nhiều năm miệt mài đèn sách, bác sĩ Trí tốt nghiệp, trở lại đơn vị và được phân công về Đồn Biên phòng Đăk Pring (xã Đăk Pring, huyện Nam Giang). Đến năm 2014, anh trở lại xã A Xan, công tác tại Phòng khám Đa khoa Quân dân y A Xan và hiện đang là Phó Trưởng phòng khám. Bác sĩ Trí và anh em phòng khám thường xuyên khám, chữa bệnh cho người dân 4 xã vùng cao biên giới Tây Giang.

Không chỉ vậy, bác sĩ Trí cùng đồng đội gồng mình trong cuộc chiến với “ma rừng”. Chẳng ai biết “con ma rừng” hình thù ra sao và có từ bao giờ, chỉ biết theo lời người dân, nó quyền lực ghê gớm lắm. “Ma rừng” khiến bao nhiêu gia đình người Cơ Tu mất người thân vì ốm đau không đưa đến trạm xá. “Ma rừng” khiến dân bản đốt nương rẫy, bỏ đi tìm những vùng đất mới - vùng đất mà các thầy mo được xem như “sứ thần của ma rừng”…

Gần 20 năm gắn bó với đồng bào biên giới, không có tình huống nào mà bác sĩ Trí chưa trải qua, cuộc chiến với “con ma rừng”, giành giật sự sống cho bệnh nhân từng như chuyện “cơm bữa” với người thầy thuốc vùng cao nơi đây. Có lần, một người dân bị tụt huyết áp, mệt mỏi, nhiều ngày không ăn, không uống nên thiếu nước, thiếu chất, lả người đi không nổi. Lúc này, người nhà mời thầy mo về cúng bái, trị bằng cách “thổi” nhưng không khỏi. Cả làng rất sợ, bảo do “con ma rừng” ám khiến người bệnh mấy ngày không ăn, không nói được gì.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam ảnh 2

Phòng khám Đa khoa quân dân y A Xan - nơi bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí làm việc.

“Những triệu chứng trên khá đơn giản, chúng tôi sơ cứu rồi đưa lên trạm truyền cho 2 bình nước là khỏe ngay, ngồi dậy nói chuyện bình thường. Vì thế, điều chúng tôi đau đáu là làm sao có thể để người dân hiểu và tin tưởng vào y học hiện đại, không còn sợ “con ma rừng” ám”. Bằng tình yêu và lòng kiên nhẫn, chúng tôi miệt mài vận động, tuyên truyền và trong vài năm trở lại đây đã góp công “chặn đứng” những hủ tục trong cộng đồng, giúp nâng cao hiểu biết về tác hại của mê tín, dị đoan và xóa dần câu chuyện về những “con ma rừng”, bác sĩ Trí chia sẻ.

“Bà đỡ” nơi đại ngàn

Cả tuổi thanh xuân gắn với núi rừng, bác sĩ Trí dường như đã quen với những cuộc điện thoại khẩn cấp. Có lúc đêm hôm khuya khoắt, điện thoại dồn dập đổ chuông, từ đầu dây bên kia giọng những người đàn ông run rẩy: “Bác sĩ Trí ơi, cứu vợ con em với”. Đó là lần “thứ n” bác sĩ Trí nhận cuộc gọi cầu cứu của người thân sản phụ. Những lần như thế, anh lại hối hả ngược núi, cứu người…

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam ảnh 3

Bác sĩ Trí đỡ đẻ cho sản phụ Bríu Thị Poi ngay bìa rừng. (Ảnh: Công Huy)

Ngồi lục lại thông tin, bác sĩ Trí cho biết, vào khoảng 4h sáng ngày 27/1/2024, trời vào đông lạnh rét, điện thoại của anh đổ chuông. Bắt máy lên, đầu dây bên kia là tiếng chồng của sản phụ Bríu Thị Poi (SN 1995, người Cơ Tu ở thôn Arooi, xã Ga Ry) hớt hải, vợ mình đang trên đường đi sinh thì vỡ ối, lên cơn đau bụng dữ dội, không thể tiếp tục ngồi xe máy để di chuyển đến phòng khám, đang kẹt ngay ở bìa rừng.

Cuộc gọi vừa tắt, bác sĩ Trí chỉ kịp với lấy túi thuốc chuyên dụng, rồi cùng đồng nghiệp lên đường cứu mẹ con sản phụ. Trong đêm tối mù sương, anh em phải mò mẫm để tìm lối đi an toàn. Khi xe máy được điều khiển đến địa phận thôn Ganil (xã A Xan), cách trung tâm xã chừng 5km, nhận ra bác sĩ Trí, người nhà sản phụ lóe lên niềm hy vọng rồi sau đó vỡ òa hạnh phúc.

“Trong đêm tối rừng núi âm u, sản phụ đang đau đớn ngồi bên lối đường mòn, nắm chặt tay người chồng nhìn tôi như rồi cầu mong sự giúp đỡ. Tôi nhanh chóng trấn an và bảo người nhà cùng cán bộ Đồn Biên phòng A Xan đi cùng, tìm củi đốt lửa, rồi dùng đèn chiếu sáng để hỗ trợ giúp sản phụ “vượt cạn”. Sau những nỗ lực của anh em, một bé gái được chào đời khỏe mạnh, tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh vang cả cánh rừng già giữa buổi bình minh rét buốt. Sau khi được cắt rốn, cả mẹ con sản phụ được chuyển về phòng khám, tiếp tục chăm sóc, theo dõi sức khỏe”, bác sĩ Trí kể.

Theo bác sĩ Trí, trong hơn 20 năm hành nghề và đặt chân lên biên giới, anh không nhớ hết mình đã đón bao nhiêu thiên thần nhỏ đến với cuộc sống này. Và cũng có nhiều câu chuyện đặc biệt, anh mãi không quên. Đơn cử như trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, việc qua lại giữa hai nước Việt Nam - Lào tạm dừng để phòng dịch. Thế nhưng, khi có những ca bệnh nặng, khó, người Lào ở các bản giáp biên với huyện Tây Giang vẫn phải “chuyển tuyến” sang Phòng khám Đa khoa quân dân y kết hợp A Xan.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam ảnh 4

Bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí (ở giữa) giao lưu trong chương trình “Ngời sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ” do Bộ Quốc phòng tổ chức.

Một ngày cuối tháng 11/2022, sản phụ người Lào (ở bản Keo, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông) chuyển dạ đã lâu nhưng không thể sinh con. Sau nhiều ngày chờ đợi, người nhà dùng võng khiêng sản phụ vượt núi sang xã giáp biên A Xan nhờ cứu giúp. Lúc này, sản phụ sức khỏe đã yếu, bác sĩ Trí nhanh chóng tiêm trợ sức, động viên, hướng dẫn sản phụ. Không lâu sau, một bé gái người Lào được chào đời trên đất Việt Nam. Trước khi ra về, người cha nhờ anh Trí đặt tên cho con mình. “Mất một hồi suy nghĩ, tôi nói với anh bạn Lào đó rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều là hạnh phúc của người cha, người mẹ. Giờ gia đình đã nhờ, tôi mạn phép đặt tên cháu cái tên Việt Nam là Hạnh Phúc”, anh Trí chia sẻ.

Một câu chuyện khác là vào giữa năm 2021, bác sĩ Trí giúp sản phụ người Cơ Tu ở thôn Agríh (xã A Xan) “vượt cạn” thành công vào lúc 2 giờ sáng. Cảm mến người lính quân y biên phòng hết lòng vì dân bản, đôi vợ chồng trẻ đã quyết định lấy tên của ân nhân đặt tên con mình là Briu Quốc Trí. Ở Tây Giang, danh sách người bệnh được bác sĩ Trí thăm khám, điều trị khoảng 4.000 người. Trong đó có hơn 100 người được cứu sống sau các vụ ngộ độc nấm, lá ngón, thực phẩm; thậm chí là bị ong đốt, rắn độc cắn…

Thời gian qua đi, với bác sĩ Trí, những cuộc điện thoại cấp cứu trong đêm khuya, những cuộc tuyên chiến với ngộ độc lá ngón và cả giành giật sự sống của bệnh nhân từ tay “ma rừng” đã trở thành kỷ niệm khó quên suốt hành trình hơn 20 năm hành nghề y ở biên giới. Việc làm của anh khiến người dân thêm tin yêu vào những người lính Biên phòng nơi vùng biên cương - “cổng trời” A Xan ngày càng vững chắc vì được bảo vệ bằng sức mạnh lòng dân.

Năm 2021, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí trở thành một trong 10 điển hình được chọn tuyên dương “Gương sáng biên cương”. Năm 2022, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí nhận Bằng khen của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ tham gia phòng. chống dịch COVID-19. Và trong năm 2024, (ngày 12/6), anh góp mặt tại chương trình giao lưu “Ngời sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ” do Bộ Quốc phòng tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Đọc thêm

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.

Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững

GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi - phát biểu khai mạc và chào mừng Hội thảo
(PLVN) - Ngày 11/10, Hội thảo Quốc gia với chủ đề: "Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp cùng Tạp chí Pháp luật và Phát triển thuộc Hội luật gia Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và Công ty Luật TNHH Sen Vàng đồng tổ chức.

TPHCM: Cục Thi hành án dân sự ký cam kế thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ

TPHCM: Cục Thi hành án dân sự ký cam kế thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ
(PLVN) -Chiều 11/10, Cục THADS TP.HCM tổ chức buổi lễ ký cam kết thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm và chấp hành thực hiện kỉ luật, kỉ cương trong hoạt động THADS.

Tiếp tục lấy ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 11/10, tại TP Tuy Hòa ( tỉnh Phú Yên), Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tổ chức Hội thảo trao đổi, thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống VBQPPL về phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính và một số lĩnh vực khác.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 11/10, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi làm việc với Tổng Cục thi hành án dân sự (THADS) về Luật THADS (sửa đổi) và một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Tiếp tục hoàn thiện Đề án Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Sáng 11/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ biên tập góp ý Dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban soạn thảo Đề án và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc đồng chủ trì cuộc họp.