Nâng cao vai trò, vị thế của Bộ, ngành Tư pháp trong xây dựng pháp luật

Nâng cao vai trò, vị thế của Bộ, ngành Tư pháp trong xây dựng pháp luật
(PLVN) - Ngày 17/10, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá hai năm triển khai Chương trình hành động của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ trì và điều hành Hội nghị có đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Triển khai các nhiệm vụ đúng nguyên tắc, định hướng Nghị quyết số 27-NQ/TW

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương cho biết: Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp đã kịp thời chỉ đạo quán triệt, phổ biến, nghiên cứu triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TW và Chương trình hành động số 82/Ctr-BCS đến đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tư pháp, tạo sự thống nhất cao trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao.

Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương trình bày báo cáo.

Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương trình bày báo cáo.

Sau gần hai năm triển khai, Chương trình hành động của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, khẳng định quyết tâm cao của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành. Về cơ bản, việc thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ đề ra. Các nhiệm vụ cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp đều được thực hiện theo đúng nguyên tắc, định hướng trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Trong thời gian tới, Ban Cán sự đảng Bộ tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn bám sát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, đề án được giao trong Chương trình hành động của BanCán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, nhất là các nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành trong năm 2025. Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về kinh phí, nguồn nhân lực, trang thiết bị, điều kiện đảm bảo khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Thủ trưởng các đơn vị cần đề cao hơn nữa việc triển khai các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 27-NQ/TW và Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, đảm bảo mỗi nhiệm vụ được giao đều có các kết quả sản phẩm cụ thể; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ, phối hợp liên ngành trong việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.

Các đơn vị cần thường xuyên rà soát, theo dõi, tiếp tục chủ động thực hiện các nhiệm vụ và nội dung được giao trong Chương trình hành động, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và chất lượng, đặc biệt là các nhiệm vụ được giao sẽ đến hạn trong năm 2024. Mỗi đơn vị cần bố trí đầu mối cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW để đảm bảo quá trình theo dõi, tổng hợp thông tin, liên hệ được thông suốt. Tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về kết quả chính, cơ hội và thách thức sau hai năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong các lĩnh vực: phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; công tác đào tạo luật… và định hướng, giải pháp trong thời gian tới.

Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Sau khi nghe các ý kiến, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định Nghị quyết số 27-NQ/TW là cơ sở chính trị quan trọng đối với Bộ, ngành Tư pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển trong thời gian tới. Thứ trưởng yêu cầu đồng chí Bí thư, cấp ủy, Thủ trưởng các đơn vị nghiên cứu sâu các tư tưởng, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW và Chương trình hành động số 82/Ctr-BCS của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp để có chỉ đạo phù hợp, kịp thời tại đơn vị.

Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu.

Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu.

Đánh giá cao nỗ lực các đơn vị trong 2 năm triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW, Thứ trưởng mong muốn các đơn vị sẽ chủ động hơn trong công tác tham mưu, đề xuất thêm những nhiệm vụ mới, cần thiết để bổ sung vào kế hoạch triển khai Nghị quyết này của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu.

Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu.

Còn đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đã cho ý kiến cụ thể về một số vấn đề như: trách nhiệm của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành trong công tác thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật từ “quản lý” sang “khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực phát triển” đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền; làm rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác theo dõi thi hành pháp luật; tăng cường vai trò, trách nhiệm của pháp chế các Bộ, ngành, địa phương; rà soát tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Bộ; hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị liên quan đến lĩnh vực tư pháp…

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp kết luận Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp kết luận Hội nghị.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh mục đích hội nghị nhằm rà soát các chương trình, nhiệm vụ, đề án đề ra để triển khai Nghị quyết số 27, đánh giá những hạn chế, bất cập, làm rõ nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, làm rõ yêu cầu đặt ra với công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới.

Đánh giá báo cáo đã khá đầy đủ, song, Bộ trưởng yêu cầu Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý cần rà soát, thống kê các chương trình, nhiệm vụ đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại; các đề xuất, kiến nghị cần đi sâu để khắc phục những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra.

Các đơn vị thuộc Bộ cần tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập đồng thời nghiên cứu bổ sung các nhiệm vụ mới gắn với Nghị quyết 27 về hoàn thiện thể chế. Mỗi đơn vị tùy thuộc nhiệm vụ được giao cần thiết kế giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc gắn với yêu cầu xây dựng và thi hành pháp luật trong giai đoạn mới.

Cho ý kiến cụ thể, Bộ trưởng đề nghị Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu sâu sắc các tư tưởng, quan điểm tại Nghị quyết 27 với nhận thức đây là nền tảng và cơ sở chính trị đánh dấu sự hoàn thiện về lý luận và nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị thực thi nhiệm vụ bám sát nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết này, đặc biệt là việc chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật từ “quản lý” sang “khuyến khích sáng tạo, khơi thông nguồn lực phát triển”. Gắn với đó, đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật theo hướng thực chất, tránh hình thức.

Theo Bộ trưởng, Nghị quyết 27 đặt ra không ít nhiệm vụ mới với Bộ, ngành Tư pháp, do đó cần xác định đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật.

Về nguồn lực, kinh phí, Bộ trưởng yêu cầu Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật phối hợp Cục Kế hoạch-Tài chính nghiên cứu cơ chế đặc thù về tài chính trong xây dựng pháp luật. Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu việc luân chuyển, điều động cán bộ, công chức trong nội bộ Bộ Tư pháp, phân bổ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đối với các đơn vị xây dựng pháp luật; nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị tập trung nguồn lực triển khai những đề án trọng tâm về chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Đọc thêm

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí.
(PLVN) - Đó là cách gọi dân dã, ngưỡng mộ của đồng đội và đồng bào 4 xã vùng cao biên giới huyện Tây Giang (Quảng Nam) dành cho Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí, thầy thuốc quân hàm xanh của Phòng khám Đa khoa quân dân y A Xan. Với sự tận tụy, trách nhiệm, y đức và y thuật của mình, lương y Trí đã cứu sống hàng chục sinh mạng, làm “bà đỡ” của rất nhiều sản phụ ở biên giới Việt - Lào.

Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững

GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi - phát biểu khai mạc và chào mừng Hội thảo
(PLVN) - Ngày 11/10, Hội thảo Quốc gia với chủ đề: "Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp cùng Tạp chí Pháp luật và Phát triển thuộc Hội luật gia Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và Công ty Luật TNHH Sen Vàng đồng tổ chức.