Nhiều tỉnh cấm biển, dừng các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch ven biển

Các địa phương ven biển đã có công điện đề phòng bão đổ bộ vào đất liền.
Các địa phương ven biển đã có công điện đề phòng bão đổ bộ vào đất liền.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) –  Chiều nay (12/6), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2021 và có tên quốc tế là KOGUMA, các địa phương ven biển đã có công điện ứng phó đề phòng bão đổ bộ vào đất liền.

Nam Định: Cấm biển từ 12 giờ ngày 12/6/2021

Trưa 12/6, ông Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định đã họp khẩn với các sở, ngành, địa phương để chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão.

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định yêu cầu thực hiện cấm biển từ 12 giờ ngày 12/6/2021; dừng các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch ven biển trước 15 giờ ngày 12/6/2021 và yêu cầu người dân di dời khỏi chòi canh vây vạng vào bờ trước 16 giờ ngày 12/6/2021.

Tập trung hướng dẫn các chủ tàu thuyền neo đậu tránh trú bão, nhất là các chủ tàu thuyền đến từ địa phương khác phải thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình tránh trú thiên tai.

Chú trọng bảo vệ đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển, đê cửa sông; riêng trọng điểm đê kè đã bị sạt sụt ở thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) giao ngành NN và PTNT phối hợp với huyện Hải Hậu theo dõi sát năng lực ứng phó, kịp thười xử lý giờ đầu trong tình huống sóng to có nguy cơ tiếp tục phá hủy tuyến đê.

Ngành NN&PTNT tăng cường các biện pháp bảo vệ, giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản, khẩn trương hoàn tất thu hoạch 100% diện tích lúa xuân...

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động triển khai các phương án phòng, chống ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão theo quy định.

Ninh Bình: Sắp xếp tàu thuyền ở nơi neo đậu xong trước 19h00' ngày 12/6/2021

Cùng ngày, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Ninh Bình đã có Công điện số 02 về Ứng phó với Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.

Ninh Bình yêu cầu tổ chức sắp xếp tàu thuyền ở nơi neo đậu xong trước 19h00' ngày 12/6/2021

Ninh Bình yêu cầu tổ chức sắp xếp tàu thuyền ở nơi neo đậu xong trước 19h00' ngày 12/6/2021

Theo đó, nghiêm cấm không cho tầu thuyền ra khơi, thông báo cho các chủ phương tiện tầu, thuyền đang hoạt động ngoài khơi tìm nơi trú tránh; tổ chức sắp xếp tàu thuyền ở nơi neo đậu xong trước 19h00' ngày 12/6/2021, tổng hợp thông tin về số lượng, phương tiện, ngư dân đã vào nơi trú ẩn báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.

Tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng. Chỉ đạo các biện pháp bảo vệ sản xuất, thu hoạch diện tích lúa và hoa màu để giảm thiểu thiệt hại.

Riêng huyện Kim Sơn triển khai phương án di dân khu vực ngoài đê Bình Minh III đến Cồn Nổi xong trước 19h00' ngày 12/6/2021 và đảm bảo các quy định về phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình triển khai di dân.

Thông báo cho các Chủ đầu tư, các đơn vị thi công công trình xây dựng khu vực ven biển (từ Bình Minh III đến Cồn Nổi) dừng thi công, di chuyển người và phương tiện đến nơi an toàn xong trước 19h00' ngày 12/6/2021; tạm dừng thi công Âu Kim Đài và các cống đang thi công dở dang trên tuyến đê hữu Đáy; chủ đầu tư các công trình và đơn vị thi công có phương án đảm bảo an toàn trong phòng chống bão, lũ.

Phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Thứ sáu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi phối hợp với UBND các huyện, thành phố kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đập và công trình thi công dở dang. Chuẩn bị phương án tiêu nước khi có mưa lớn.

Trước đó, ngày 11/6/2021 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã ban hành có Công điện số 01/CĐ-BCH về ứng phó với vùng áp thấp trên Biển Đông yêu cầu các huyện, thành phố, sở ban ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp; thông báo cho chủ phương tiện và thuyền trưởng tàu, thuyền biết diễn biến của vùng áp thấp và gió mùa Tây Nam để chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người và phương tiện cũng như có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.