Nhiều nước tặng tiền, thẻ, xổ số để khuyến khích người dân tiêm vaccine ngừa Covid-19

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Ấn Độ.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Ấn Độ.
0:00 / 0:00
0:00
Hàng chục nghìn liều vaccine ngừa Covid-19 đã phải tiêu hủy do hết hạn tại châu Phi. Một phần nguyên nhân là do tâm lý lo ngại và e dè của người dân.

Tiểu bang California của Mỹ đề xuất tặng hơn 116 triệu USD tiền mặt và thẻ quà tặng cho người dân tiêm vaccine trước ngày 15/6. Đây là cách khuyến khích mang lại động lực mới nhất và sinh lợi nhất cho những người còn đang e dè hay hoài nghi đi tiêm vaccine.

Bắt đầu từ 27/5, hai triệu người California đầu tiên tiêm chủng, mỗi người sẽ nhận được 50 USD tiền mặt hoặc thẻ mua hàng. Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết, đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng khi tiểu bang chuẩn bị mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào ngày 15/6 tới.

“Tôi thông báo chương trình áp dụng các thẻ khuyến khích. Hai triệu thẻ sẽ được áp dụng trên cơ sở, ai đến trước, được phục vụ trước. Nếu bạn từ 12 tuổi trở lên, bạn có thể nhận được thẻ ưu đãi hoặc tiền mặt 50 USD”, ông Newsom nói.

10 người California được tiêm chủng trước ngày 15/6 cũng có cơ hội giành được giải thưởng xổ số 1,5 triệu USD. Các bang và tổ chức tư nhân trên khắp nước Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích để thuyết phục người dân tiêm chủng từ vé bóng chày và bia miễn phí, đến học bổng đại học và tiền mặt.

Trong khi đó tại Iraq, khu vực tư nhân cũng đang đưa ra các sáng kiến hỗ trợ chương trình tiêm chủng của chính phủ. Một quán cafe ở thủ đô Baghdad thông báo phục vụ miễn phí cho khách hàng đã tiêm vaccine. Bạn chỉ cần đưa giấy chứng nhận tiêm vaccine, bạn sẽ được phục vụ cà phê thơm ngon miễn phí trong cửa hàng.

Anh Yasser Alaa - chủ cửa hàng cho biết, sáng kiến này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine. “Tôi nghĩ chúng ta nên mở rộng các sáng kiến. Cuộc sống đang trở lại bình thường nhờ vào vaccine. Chúng ta không có vũ khí nào khác ngoài vaccine trong trận chiến này. Chúng tôi muốn kêu gọi mọi người hiểu tầm quan trọng của vaccine”, Alaa nói.

Tại Chile, nếu bạn tiêm vaccine sẽ được nhận “thẻ đi lại”, cho phép bạn tự do đi lại trong nước. Bộ trưởng Y tế Chile cho biết: “Điều này giúp tạo điều kiện hơn cho những người đã tiêm đủ các liều vaccine được gặp gỡ và tiếp xúc nhiều hơn với những người thân yêu của họ”.

Tuy nhiên vẫn có những giới hạn đối với người được nhận thẻ. Họ không được phép đi lại trong giờ giới nghiêm, tôn trọng các quy định y tế công cộng. Các biện pháp khác bao gồm đeo khẩu trang và giãn cách xã hội vẫn phải tuân thủ. Việc tự do đi lại không bao gồm các hoạt động ra nước ngoài và “Thẻ đi lại” sẽ sử dụng mã QR, cho phép chính phủ thay đổi trạng thái của người dân ngay lập tức nếu họ bị nhiễm bệnh.

“Chứng nhận kỹ thuật số về Covid-19” của Liên minh châu Âu, trong đó có yêu cầu người sử dụng phải tiêm vaccine ngừa Covid-19 dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7 tới cũng là động lực để người dân các nước châu Âu đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine.

Vẫn còn tâm lý e dè lo ngại tiêm vaccine không chỉ tại châu Phi mà còn ở những quốc gia phát triển như châu Âu hay Mỹ. Thực tế bất cứ vaccine nào cũng có phản ứng bất lợi. Điều này đúng cho mọi loại thuốc, dược phẩm và thậm chí là thực phẩm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, rủi ro do vaccine gây ra thấp hơn nhiều so với những lợi ích mang lại. Các phản ứng bất lợi ở tỉ lệ rất thấp. Vì vậy, chúng ta không nên vì quá lo ngại mà bỏ qua một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến đối phó với loại virus nguy hiểm này.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.