Nhiều mô hình ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(PLVN) - Ứng phó với hạn mặn, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vận động nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây thích nghi và cho hiệu quả kinh tế cao...

Hướng tới xây dựng quy hoạch ĐBSCL 

Do hạn mặn nên thời gian qua, người dân, doanh nghiệp ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau đã khoan hơn 291.000 giếng để lấy nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dẫn đến mực nước dưới đất ở các địa phương này đang bị hạ thấp theo từng năm.

Trong tháng 4/2020, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã hoàn thiện và bàn giao 13 điểm cấp nước cho các tỉnh, thành phố ĐBSCL và Tây Nguyên, kịp thời giúp người dân chống hạn, mặn.

Tại cuộc họp triển khai Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 về việc đánh giá hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL và đề xuất các giải pháp do Bộ TN&MT tổ chức, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Khí tượng thủy văn và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cùng phối hợp rà soát đánh giá đợt hạn mặn 2020.

Thứ trưởng Thành lưu ý, trong phân tích đánh giá không chỉ dừng lại ở năm 2016, 2020 mà cần đưa bức tranh dài hơn về vấn đề hạn, mặn và lũ lụt ở ĐBSCL. Đồng thời, đưa thêm nhận định đánh giá hạn hán, xâm nhập mặn trong 20 - 30 năm trở lại đây. “Như vậy, mới thấy được mối liên hệ, diễn biến về biến động dòng chảy trong mùa cạn, biến động về bùn, cát… Đây là dịp Bộ TN&MT thể hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước” – ông Thành nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ TN&MT, sắp tới Bộ sẽ xây dựng quy hoạch ĐBSCL, triển khai một loạt vấn đề về đối sách Mê Công, vì thế, cần phải sớm đưa ra các giải pháp. Trong các năm tiếp theo, ngành TN&MT sẽ đầu tư mạng lưới quan trắc các nước trong lưu vực sông Mê Công, môi trường, nước mặt ĐBSCL, khảo sát dòng chảy ven bờ ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành bồi đắp, sạt lở biển, bờ sông.

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, mùa vụ

Theo các chuyên gia, qua mùa khô 2019-2020, các tỉnh ven biển sẽ biết được vùng nào thiếu nhiều nước thì những vùng đó mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, còn những tỉnh nào có lợi thế trữ nước được thì trữ nước lại. Tuy nhiên, để làm được việc này phải có sự chỉ đạo của Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương có liên quan để quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách tối ưu nhất. 

PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ cho biết, các yếu tố cực đoan của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng, tạo áp lực lớn đến vựa lúa của vùng ĐBSCL. 

Nhằm phát triển bền vững ngành Nông nghiệp nói chung, bảo vệ diện tích lúa nói riêng, trong những năm qua, các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng, phát triển diện tích đất lúa theo hướng tập trung quy mô lớn như ở An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp… để vừa nâng cao giá trị sản phẩm, vừa phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở mỗi địa phương. 

Đơn cử như nông dân ở một số địa phương: Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau cũng đã thay đổi tập quán sản xuất, chuyển sang trồng lúa - khoai - bắp; lúa - tôm tại một số khu vực chuyên trồng lúa 3 vụ; Sóc Trăng giảm đáng kể sản xuất lúa vụ 3 (tức vụ xuân hè), đặc biệt là vùng ngọt hóa ven biển để ứng phó với tình hình hạn mặn. 22.000ha đất ruộng ở huyện Trần Đề, hơn 42.000ha ở vùng Long Phú - Tiếp Nhật đã được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi…

Ông Nguyễn Thành Phước, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Lý do là hiệu suất sử dụng nước của lúa rất khủng khiếp. 1ha lúa sẽ cần tới 4.000m3 nước/vụ 3 - 4 tháng. Trong khi đó, cùng diện tích trồng dưa, bí, rau màu hay cây ăn trái chỉ cần 600 - 800m3 cho khoảng thời gian tương đương”.

Năm 2018 kế hoạch chuyển từ đất lúa sang cây trồng khác của tỉnh Sóc Trăng chỉ là 2.000ha, nhưng thực tế nông dân đã chuyển đổi được 8.815ha; trong đó, đất lúa sang cây trồng hằng năm (bí, dưa hấu, rau màu, khổ qua…) là 2.506ha, cây lâu năm 301ha, nuôi thủy sản khoảng 6.008ha. Năm 2019, kế hoạch chuyển đổi chỉ có 1.700ha nhưng thực tế bà con cũng mạnh dạn chuyển đổi tới 4.192ha, trong đó từ lúa sang cây hằng năm 998ha, nuôi trồng thủy sản 2.853ha…

Đặc biệt, trong thời gian qua mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng đã khẳng định được sự hiệu quả về kinh tế cho bà con nông dân chuyển đổi từ đất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, một vụ màu.

Vụ đông xuân 2020-2021, Trà Vinh có kế hoạch chỉ trồng lúa 51.000ha, giảm khoảng 17.000ha để chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác. Các tỉnh khác, ngành Nông nghiệp chỉ cơ cấu 3 vụ lúa cho những vùng có điều kiện chủ động về nguồn nước tưới. Đối với những vùng sản xuất khó khăn, bị ảnh hưởng hạn mặn, hạn chế về nguồn nước tưới, ngành vận động và hướng dẫn nông dân chuyển sang 2 vụ lúa - 1 vụ màu, trồng các loại cây rau, màu sử dụng ít nước tưới như ngô, dưa hấu, rau đậu…

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.