Nhiều khuất tất trong bố trí chung cư ở Đà Nẵng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Vấn đề ô nhiễm, xử lý nguồn nước thải, xử lý khai thác trái phép đất đồi, đất sét… lại làm “nóng” phiên chất vấn kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng chiều 9/7. Hàng chục đại biểu đặt câu hỏi đối với ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT).
Về tiến độ xây dựng Trạm xử lý nước thải Thọ Quang, ông Nguyễn Điểu cho biết đã triển khai trong tháng 7/2015 và hoàn thành vào tháng 9/2016. Tuy nhiên, ông Điểu chỉ cam kết sẽ giám sát chứ không chịu trách nhiệm trong tiến độ thi công. Đối với tình trạng ô nhiễm môi trường ở KCN Hòa Khánh, theo ông Điểu, cách đây 10 năm đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải quy mô 5.000m3, nhưng sau thời gian hoạt động, do làm bằng xi măng cốt thép nên bị ăn mòn, xuống cấp, nhiều tuyến tắc dòng chảy, nước thải tràn ra môi trường…
Tình trạng khai thác đất đồi, đất sét làm "nóng" phiên chất vấn
Tình trạng khai thác đất đồi, đất sét làm "nóng" phiên chất vấn 

Về giải quyết các thửa đất mồ mả đã được di dời, đến nay đã cho nhập thửa các mảnh đất nhỏ, các mảnh đất lớn sẽ ưu tiên làm đường giao thông, trồng cây xanh, làm nhà sinh hoạt tổ dân phố… nhưng ông Điểu chưa nắm số lượng bao nhiêu. Trong nội dung này, ông Trần Thọ đã chỉ rõ các khu đất trên địa bàn quận Hải Châu và quận Thanh Khê đã di dời mồ mả, trong đó 19 khu ở quận Hải Châu, TP đã cho láng xi măng, làm kiệt hẻm, làm sân chơi, nhà sinh hoạt; 6 khu ở quận Thanh Khê, TP đã có văn bản chỉ đạo cụ thể cho các cơ quan, sở, ngành. Thế nhưng tại phiên chất vấn, Giám đốc Sở vẫn không nắm được.

Kết lại vấn đề, ông Trần Thọ đề nghị Sở TN-MT phải triển khai giải quyết gấp các lô đất mồ mả đã di dời, trong 150 lô, xe xét đã hợp thửa bao nhiêu lô, bao nhiêu lô làm công trình công cộng, phải kết thúc việc này vào quý 1/2016 và HĐND TP sẽ kiểm tra tại. Về tình trạng khai thác cát chui ở sông Cổ Cò vừa được người dân kiến nghị, ông Nguyễn Điểu vẫn "điệp khúc'' “chưa biết, chưa nghe báo cáo cáo”.
Đối tượng lừa đảo đưa 17 hộ vào ở Chung cư Nam Cầu Cẩm Lệ khiến dư luận hoài nghi có sự tiếp tay của Cán bộ quản lý nhà
Đối tượng lừa đảo đưa 17 hộ vào ở Chung cư Nam Cầu Cẩm Lệ khiến dư luận hoài nghi có sự tiếp tay của Cán bộ quản lý nhà
Đặc biệt, theo nhiều ĐB, thời gian qua, dư luận TP. Đà Nẵng đã không ngớt bàn tán về việc, muốn được thuê căn hộ chung cư TP, dù đúng diện cũng ở phải “lót tay” vài chục triệu mới được bố trí. Tháng 5/2015, Công an TP Đà Nẵng đã phá vụ án lừa đảo, đưa 17 hộ dân vào ở tại chung cư Nam Cầu Cẩm Lệ (quân Cẩm Lệ). Ngoài ra, có có hơn 20 căn hộ chung cư khác đang trong quá trình chờ làm thủ tục giao nhận. Vì chung cư có người quản lý, có bảo vệ nhưng không hiểu sao đối tượng lại có thể có được chìa khóa, đưa người vào ở trong nhiều tháng trời mà không hề bị phát hiện. Do đó, dư luận không khỏi hoài nghi: “Cán bộ Công ty quản lý nhà chung cư tiếp tay đối tượng lừa đảo?”

Tại kỳ họp, các ĐB tiếp tục mang chất vấn lãnh đạo Công ty quản lý nhà chung cư và Sở Xây dựng. Sau phần chất vấn, ông Nguyễn Hữu Trác (Phó Giám đốc Công ty quản lý nhà chung cư) đã nhận trách nhiệm thuộc về lãnh đạo công ty, cụ thể có… quản lý viên và bảo vệ chung cư. Về thông tin, công ty quản lý nhà chung cư “vượt mặt” TP, tự ý bố trí nhà, ông Trác cho biết, hầu hết các trường hợp được bố trí cho thuê căn hộ đều có quyết định của TP. Riêng loại chung cư 29m2 cũ xây trước đây, công ty tự bố trí cho thuê thêm để tránh hư hỏng lấy thêm tiền bảo dưỡng.

Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, để xảy ra lừa đảo chung cư nhà nước là do Công ty quản lý nhà chung cư và Sở Xây dựng quản lý lỏng lẻo. Cũng ngay tại kỳ họp, ông Thọ công khai số điện thoại người dân vừa nhắn vào máy ông tố giác, Công ty quản lý nhà chung cư còn tự ý bố trí cho dân ở rất nhiều tại Chung cư Trần Cao Vân và Lê Đình Lý. Do đó, ông Thọ tiếp tục yêu cầu ông Nguyễn Văn Nam (Phó giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng) giải trình, yêu cầu Công an TP vào cuộc, điều tra xử lý mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.