Nhiều khu kinh tế ven biển đối diện với "thảm họa môi trường"

 Tại một số Khu kinh tế ven biển đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước mặt, chủ yếu là ô nhiễm các chất hữu cơ (như nhu cầu ô xy sinh hóa – BOD5) cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1 – 2 lần; ô nhiễm dầu mỡ cao hơn từ 4 – 6 lần.

Hôm nay (7/11), Quốc hội khóa XIII Kỳ họp thứ 2 nghe Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế…

Ô nhiễm nước mặt do dầu mỡ cao 4 – 6 lần

Theo báo cáo, nước ta hiện nay có 3 loại hình Khu kinh tế (KKT) gồm:  KKT ven biển, KKT cửa khẩu và KKT quốc phòng. Các loại hình này hiện đang thu hút được gần 800 dự án trong nướ và nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 35 tỷ USD và 330 nghìn tỷ đồng.

sdvfs
Ô nhiễm dầu mỡ ở một số KKT ven biển cao hơn quy chuẩn cho phép từ 4 – 6 lần. (Ảnh: Internet)

Trong đó, 18 KKT ven biển hiện đang sử dụng hơn 765.275 ha diện tích đất và mặt nước; phấn đấu đến năm 2020 sẽ đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 15 - 20% và tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 – 1,5 triệu người.

Tuy nhiên, tại một số KKT ven biển đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước mặt, chủ yếu là ô nhiễm các chất hữu cơ (như nhu cầu ô xy sinh hóa – BOD5) cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1 – 2 lần; ô nhiễm dầu mỡ cao hơn từ 4 – 6 lần.

Cùng với sự ô nhiễm về nguồn nước, về môi trường đất, không khí, tiếng ồn ở một số KKT cũng đang có dấu hiệu cộng hưởng gây ô nhiễm tác động trực tiếp đến đời sống của công nhân, nhân dân sinh sống quanh KKT, gây ra các bệnh tiêu chảy, tả, viêm da, đau mắt, đường ruột… và ung thư.

Tại Hội trường, Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) nhận xét, việc ô nhiễm môi trường do một số KKT gây ra các bệnh hiểm nghèo cho nhân dân đang có dấu hiệu phổ biến. Trong khi đó, việc lấy mẫu giám sát về môi trường của cơ quan chức năng lại chưa thống nhất, chưa có quy định cụ thể về các chỉ tiêu về đảm bảo môi trường ứng với từng KKT; việc nhiễm độc do phóng xạ của dioxin trong các KKT cũng chưa có quy định cụ thể.

Thực thi pháp luật về môi trường chưa hiệu quả?

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, một số địa phương do điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế nên đã tìm cách có KKT, nhưng quá trình đầu tư lại chưa chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường mà Luật môi trường đã quy định.

Đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An) nhấn mạnh, năm 2003, Chính phủ có Văn bản ban hành quy định về KKT; năm 2005 Luật bảo vệ môi trường mới ra đời. Từ đó đến nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tương đối nhiều văn bản dưới luật về việc thực hiện bảo vệ môi trường ở KKT, nhưng việc thực hiện đạt hiệu quả không cao. Trên thực tế, nhiều văn bản có nội dung chồng chéo, khả năng dự báo thấp; chính sách pháp luật ở KKT xét về không gian thực tế và không gian hành chính đang có vấn đề.

Một số đại biểu còn cho biết, qua giám sát 15/18 KKT ven biển nhận thấy, việc chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế chưa thực hiện thường xuyên và triệt để; sự phối hợp giữa các cơ cơ quan quản lý nhà nước còn chưa thật chặt chẽ và hiệu quả chưa cao, còn chồng chéo về thẩm quyền và trách nhiệm...

Mặt khác, việc hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Ban quản lý KKT phải thường xuyên và liên tục, phù hợp với pháp luật về thanh tra.

Tiếp thu ý kiến đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và cử tri, một số đại biểu còn cho rằng KKT đối tượng gây ô nhiễm nhất hiện nay. Vì vậy, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các KKT theo hướng rà soát, nghiên cứu điều chỉnh các quy định về chức năng quản lý nhà nước của Ban quản lý KKT phù hợp với hệ thống phân cấp quản lý nhà nước hiện hành.

Trọng Hùng

Tin cùng chuyên mục

Dâng hương tri ân công đức Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Campuchia

Dâng hương tri ân công đức Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Campuchia

(PLVN) - Ngày 17/5, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Vương quốc Campuchia, Đảng bộ tại Campuchia trang trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế, danh nhân văn hoá của thế giới.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ
(PLVN) - Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Ðài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn - Hà Nội).

Sự giản dị của Hồ Chí Minh là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại

Bác Hồ đến dự Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc 13.8.1962. (ẢnhTư liệu: TTXVN)
(PLVN) - Dành cả cuộc đời nghiên cứu, tìm hiểu về Bác Hồ, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, sự giản dị, tinh tế chỉ có được bởi trí tuệ và tâm hồn vĩ đại mênh mông của Bác. Sự giản dị là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại - đó cũng là bản lĩnh Hồ Chí Minh.

Ấn tượng kết quả Thi đua Quyết thắng toàn quân

Các điển hình của Sư đoàn 5, QK7 được tuyên dương, khen thưởng. (Ảnh trong bài: Hoàng Thành)
(PLVN) - Thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019 - 2024, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phát động nhiều phong trào thi đua tập trung giáo dục, quản lý, huấn luyện bộ đội nâng cao bản lĩnh, kiến thức, trình độ, thuần thục kỹ, chiến thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Sớm đưa các đạo luật về an ninh trật tự đi vào cuộc sống

Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân mong các đạo luật sớm đi vào cuộc sống. (Ảnh: T.Kiên)
(PLVN) - Ngày 17/5, Bộ Công an tổ chức cuộc tọa đàm, trao đổi giữa phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài Công an nhân dân với lãnh đạo các đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án luật do Bộ chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7 cùng một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, đề cập đến hạn chế, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, một số ý kiến cho rằng cần tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
(PLVN) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư
(PLVN) – Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
(PLVN) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào về nước

Lãnh đạo 2 tỉnh tiến hành ký kết bàn giao hài cốt các liệt sĩ.

(PLVN) - Ngày 16/5, tại tỉnh Salavan – nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ban chỉ đạo 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 – 2024 về nước.

Khẳng định vai trò kiểm soát, phục vụ giám sát quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

hoạt động kiểm toán của KTNN đã phục vụ tích cực cho việc kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng NSNN. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với vị thế đó, vai trò của KTNN ngày càng được khẳng định là công cụ kiểm tra, kiểm soát, phục vụ giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), tiền và tài sản của Nhà nước.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Hôm qua (15/5), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5); kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959 - 2024); Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Nâng tầm vị thế quốc gia”.