Nhiều dự án nông nghiệp đang đẩy nhanh tiến độ tại Kiên Giang

(PLVN) - Tính đến thời điểm này, hàng loạt các Dự án hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm phục vụ cho việc ngăn xâm nhập mặn có xu hướng ngày càng phức tạp trên địa bàn tỉnh nói riêng và toàn vùng ĐBSCL nói chung. 

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành

Dự án Đầu tư xây dựng công trình cống Kênh Nhánh (nối đường Ngô Quyền và Trần Phú) tại TP Rạch Giá do Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư khởi công từ tháng 7/2019, nhưng gần một năm qua, công trình này gặp nhiều khó khăn như mặt bằng nhỏ, tập kết máy móc hạn chế, vướng cầu cũ và dịch Covid – 19 kéo dài.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tiến độ thực hiện vẫn đảm bảo, công trình đang được gấp rút hoàn thành. Ông Phan Công Hiếu - Phó chỉ huy trưởng công trình nhận định: “Phần khó khăn nhất của công trình đã xong, hiện tại, ở đây luôn duy trì ở mức 30 công nhân hàng ngày. Dự kiến đến tháng 12/2020 sẽ hoàn thành, vẫn đảm bảo như kế hoạch ban đầu”.

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng cống Kinh Nhánh vẫn đảm bảo tiến độ như dự kiến ban đầu.
 Dù gặp nhiều khó khăn nhưng cống Kinh Nhánh vẫn đảm bảo tiến độ như dự kiến ban đầu.

Không chỉ những dự án do UBND tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư mà các dự án thủy lợi do Bộ NN&PTNN mà cụ thể là Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (đại diện chủ đầu tư dự án) thực hiện tại tỉnh cũng đang đẩy nhanh tiến độ. Tiêu biểu là hai đự án Cống Cái Lớn & Cái Bé cùng các công trình đi kèm. Đây là những công trình có quy mô lớn, đem lại những hiệu quả cao khi đưa vào sử dụng.

Theo thiết kế kỹ thuật, cống Cái Lớn sẽ được xây dựng dưới lòng sông Cái Lớn, có tổng chiều dài 470 mét, gồm 11 khoang cống rộng 40 mét/khoang, có cao trình ngưỡng -3,5 đến -6,5m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xilanh thủy lực, trên cống có cầu giao thông. Hai âu thuyền rộng 15 mét/âu thuyền, cao trình ngưỡng - 5 mét, đi theo hai chiều ngược nhau. Tượng tự, cống Cái Bé được xây dựng dưới lòng sông Cái Bé, có tổng chiều dài 85 mét, gồm 2 khoang rộng 35 mét/khoang, cao trình ngưỡng -5 mét và âu thuyền rộng 15 mét, cao trình ngưỡng - 4 mét. 

Âu thuyền được đơn vị thi công cho là lớn nhất vùng ĐBSCL.
 Âu thuyền được đơn vị thi công cho là lớn nhất vùng ĐBSCL.

Đại diện của Công ty Trần Trân (đơn vị thi công phần cống Cái Bé) cho biết: “Với tiến độ hiện tại, duy trì 120 công nhân thì khoảng 20 tháng thi công sẽ hoàn thành. Công trình này có âu thuyền lớn nhất vùng ĐBSCL, lớn hơn cả âu thuyền Ninh Quới tại Bạc Liêu đưa vào sử dụng trong năm vừa rồi”.

Tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế

Dự án Cái Lớn – Cái Bé nhằm kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng bán đảo Cà Mau hưởng lợi với diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là gần 350.000ha.

Các hạng mục phụ trợ của Dự án gồm: hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng công trình; hệ thống thiết bị quan trắc, nhà vận hành, kè gia cố bảo vệ bờ sông… góp phần giải quyết tình trạng cần thiết, cấp bách trong việc kiểm soát nước mặn, điều tiết nước ngọt đáp ứng mục tiêu ứng phó với các bất lợi do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, góp phần bảo vệ cơ sở hạ tầng, cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Kiên Giang. 

Dự án cống Cái Bé đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.
 Dự án cống Cái Bé đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Hệ thống cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp (do lún sụt đất). Giảm thiệt hại do thiên tai (hạn, mặn) vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng.

Hiệu quả của hệ thống cống này còn góp phần cấp và trữ nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên với những năm mưa ít, tiêu thoát cho vùng hưởng lợi của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Hệ thống cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân.
 Hệ thống cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân.

Đối với dự án cống Kênh Nhánh thì hiệu quả cũng rất to lớn khi đưa vào sử dụng. Cống sẽ ngăn nước mặn xâm nhập cho người dân canh tác trên địa bàn TP Rạch Giá, Tân Hiệp, Hòn Đất, Châu Thành. Đây cũng là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn này.

Thực tế cho thấy, những cống ngăn mặn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua đã thực sự phát huy hiệu quả. Các công trình khác đã và đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành là một tín hiệu đáng mừng. Điều này ghi nhận sự nỗ lực của lãnh đạo Sở NN&PTNN nói riêng cũng như lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, đơn vị thi công về việc sớm khắc phục khó khăn, vướng mắc, hoàn thành dự án, mang lại nhiều tích cực tới đời sống của người dân./.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Đọc thêm

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…