Nhiều đổi mới tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII

Đổi mới đầu tiên là Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, do một Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày. Đây là việc làm chưa có tiền lệ và theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, ai không thực hiện lời hứa, tín nhiệm thấp sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm...

[links()]Hôm nay (22/10), tại Hà Nội, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp được đánh giá có nhiều đổi mới, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận; trong đó, có các vấn đề mà người dân rất quan tâm như sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, Luật Thủ đô, Luật Đất đai (sửa đổi)…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đổi mới đầu tiên là Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, do một Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày.

Đây là việc làm chưa có tiền lệ và theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: “Ai không thực hiện lời hứa, tín nhiệm thấp sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (nếu Quốc hội thông qua sẽ được thực hiện từ năm 2013-PV). Và đó là chế tài cho việc không thực hiện lời hứa”.

Đưa Báo cáo phòng chống tham nhũng ra trước Quốc hội

Nếu như trước đây, báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng thường chỉ được gửi đến Đại biểu Quốc hội nghiên cứu thì kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo công tác phòng chống tham nhũng 2012 trước Quốc hội để Quốc hội xem xét, cho ý kiến cùng với các báo cáo về công tác tư pháp.

Dự kiến, báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng sẽ được trình bày ngay trong ngày khai mạc kỳ họp. Nhiều đại biểu đánh giá cao sự đổi mới này, chứng tỏ tầm quan trọng của công tác phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ tại phiên họp tháng 9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ: Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý thức trách nhiệm Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền các cấp, sự cố gắng của các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan báo chí, truyền thông và nhất là vai trò quan trọng của quần chúng, nhân dân, công tác PCTN đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng thừa nhận công tác PCTN chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội…

Việc đưa báo cáo về phòng chống tham nhũng ra trước Quốc hội chắc chắn sẽ nhận được nhiều phản hồi từ phía các đại biểu. Và các ý kiến này dù đồng thuận hay không cũng sẽ là những tiếng nói quan trọng góp phần tạo chuyển biến tích cực hơn trong công tác PCTN thời gian tới.

Những vấn đề “nóng”: Truyền hình trực tiếp

Ngoài hai nội dung nói trên, vì là kỳ họp có rất nhiều nội dung quan trọng, được cử tri cả nước quan tâm, do đó công tác thông tin, tuyên truyền tại kỳ họp cũng được cải tiến một bước. Số lượng các nội dung quan trọng của chương trình nghị sự được truyền hình, phát thanh trực tiếp đã tăng lên đáng kể (tổng cộng 13 buổi).

Ngoài phiên khai mạc, bế mạc, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và phiên chất vấn được phát thanh truyền hình trực tiếp như thông lệ, tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến sẽ mở rộng việc truyền hình, phát thanh trực tiếp đối với một số phiên thảo luận về một số dự án luật quan trọng, nhất là những dự án luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân.

Đó là Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi); dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai.

Kỳ họp thứ 4 tuy không phải là kỳ họp “nặng” về công tác xây dựng pháp luật nhưng là kỳ họp cuối năm, xem xét tổng thể nhiều vấn đề quan trọng của đất nước cùng với những đổi mới căn bản trong nội dung, cách thức, kỳ họp này đang được cử tri cả nước theo dõi hết sức sát sao và trông đợi những quyết sách đúng đắn của những “người đại biểu dân cử”.(nội chính)

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đưa ra trình tại kỳ họp thứ tư gồm 14 chương, 190 điều, chủ yếu tập trung sửa đổi các nội dung như: quyền và trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai, các vấn đề về thu hồi đất, thẩm quyền liên quan đến đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai; tài chính về đất đai và giá đất, thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình,cá nhân, nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất…

Thu Hằng

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.