Nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam (Ảnh Bảo Thắng)
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam (Ảnh Bảo Thắng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quảng Tây và Vân Nam là cửa ngõ để nông sản Việt Nam vào sâu nội địa của Trung Quốc, và với việc chinh phục được thị trường Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội để nông sản Việt Nam đến được những thị trường khó tính hơn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã có cuộc chia sẻ với báo chí sau chuyến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc).

Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật nhất sau chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tại 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam vừa qua?

- Thực hiện tuyên bố chung của lãnh đạo của hai nước hồi tháng 10/2022, đặc biệt sau giai đoạn dịch bệnh, chuỗi cung ứng nông sản hai nước bị đứt gãy, Bộ NN&PTNT đã thành lập đoàn công tác cùng với các doanh nghiệp (DN), lãnh đạo các tỉnh có vùng nguyên liệu nông sản lớn sang làm việc với Quảng Tây và Vân Nam để bàn chương trình hợp tác.

Tại các cuộc hội đàm với lãnh đạo hai tỉnh, hai bên đã trao đổi cởi mở, chân thành và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Thứ nhất, hai bên thống nhất chỉ đạo các đơn vị hải quan, kiểm dịch hai bên cửa khẩu có cơ chế thường xuyên giao lưu trao đổi quy trình nghiệp vụ, cập nhật thông tin phối hợp thông quan nhanh chóng, đặc biệt ưu tiên các mặt hàng tươi sống vào vụ thu hoạch nhằm giảm ùn ứ, thúc đẩy giao thương nông lâm thuỷ sản (NLTS) thông qua các cửa khẩu thuộc địa bàn hai tỉnh.

Thứ hai, nhất trí tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại (XTTM) biên giới luân phiên hàng năm tại Quảng Tây, Vân Nam và các tỉnh của Việt nam có chung biên giới, nhằm tạo thêm cơ hội gặp gỡ giao thương giữa DN hai nước.

Thứ ba, hai bên thông qua chủ trương xúc tiến thành lập 2 hiệp hội DN nông sản Việt Nam - Quảng Tây và Việt Nam - Vân Nam;

Thứ tư, hai bên đồng ý cử đơn vị đầu mối phối hợp hoàn thiện để lãnh đạo tiến đến ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ NN&PTNT với chính quyền Quảng Tây, Vân Nam trong lĩnh vực nông nghiệp vào tháng 9/2023, nhân dịp Hội chợ Trung Quốc - ASEAN. (3 lĩnh vực chính trong biên bản gồm: Chia sẻ thông tin; Hợp tác khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp; Thiết lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan chức năng hai bên nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN).

Song song với đó, Bộ NN&PTNT cũng tiếp xúc với lãnh đạo hải quan hai tỉnh và cùng đi đến thống nhất 4 nhóm vấn đề chính: Đề xuất các giải pháp tăng năng lực thông quan (Tăng số lượng DN ưu tiên; Hợp tác XNK “một cửa một điểm dừng”; Thực hiện cơ chế trao đổi mẫu chứng nhận kiểm dịch, công nhận lẫn nhau; Nghiên cứu đưa hệ thống cửa khẩu thông minh vào hoạt động thí điểm); Cử đầu mối thông tin liên lạc nhằm kịp thời phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong giao thương nhóm mặt hàng NLTS; Tổ chức họp luân phiên thường niên vào tháng 11 hàng năm giữa Cục Hải quan tỉnh Quảng Tây, Vân Nam với các cơ quan chức năng của Việt Nam; Phối hợp đề xuất với Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm bổ sung các mặt hàng trái cây, thủy sản; bổ sung DN nông sản, thủy sản được phép xuất khẩu (XK) vào thị trường Trung Quốc cũng như cho phép thủy sản sống của Việt Nam XK qua cửa khẩu tỉnh Vân Nam.

Đoàn công tác Bộ NN&PTNT làm việc với Cục Hải quan Nam Ninh tại tỉnh Quảng Tây. Ảnh: Cao Trần ảnh 1

Đoàn công tác Bộ NN&PTNT làm việc với Cục Hải quan Nam Ninh tại tỉnh Quảng Tây. Ảnh: Cao Trần

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về thương mại NLTS giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt sau khi Trung Quốc có chính sách Zero-Covid?

- Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn. Nền kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi sau đại dịch. GDP quý I tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.Thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng NLTS Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất như: thủy sản, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, thịt gia súc gia cầm... Rõ ràng, chúng ta cần tận dụng cơ hội này, cộng thêm sự gần gũi về địa lý, có chung đường biên để tăng cường vận chuyển hàng nông sản trên bộ, đáp ứng được nhu cầu trước mắt của khoảng 100 triệu dân hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, và lâu dài là các tỉnh nội địa của Trung Quốc...

Tuy nhiên, hạ tầng khu vực cửa khẩu của cả hai bên hiện đều đang quá tải so với nhu cầu giao thương, nhiều mặt hàng nông sản tươi có giá trị cao vào vụ, có nhu cầu từ DN Trung Quốc nhưng thường bị ách tắc tại cửa khẩu. Nhiều mặt hàng có giá trị cao, có nhu cầu lớn vào thị trường Trung Quốc chưa được mở cửa như một số mặt hàng trái cây, thủy hải sản, thịt gia súc gia cầm.

Đặc biệt, vài năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục thay đổi những quy định về chính sách về nhập khẩu (NK) nông sản, thực phẩm. Một số tiêu chuẩn chất lượng đối với nông sản thực phẩm NK đã ngang bằng, thậm chí có quy định về đăng ký cấp phép, thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch thông quan còn chặt chẽ hơn cả những thị trường có tiếng là khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…

Phía bạn đánh giá như thế nào về chất lượng NLTS của Việt Nam? Và còn điều gì chúng ta cần khắc phục, thưa Thứ trưởng?

- Trong chuyến công tác có hai diễn đàn XTTM nông sản ở Quảng Tây và Vân Nam, có trên 100 DN của Trung Quốc và 20 DN Việt Nam theo đoàn đã trao đổi rất nhiều vấn đề để cùng hợp tác.

Cả hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đều đánh giá cao tiềm năng và chất lượng nông sản của nước ta, đồng thời cam kết tiếp tục có những hoạt động thúc đẩy, quảng bá, XTTM cho nông sản hai bên, theo hướng bổ sung cho nhau. Dù làm việc với cơ quan nào, phía bạn luôn xác định Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng.

Tuy nhiên, qua trao đổi cũng cho thấy, việc hợp tác thương mại giữa DN hai nước còn thiếu tính bền vững. Đó là chưa xây dựng được chuỗi liên kết nông sản an toàn và bền vững để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chuỗi cung ứng chưa được xuyên suốt còn đứt gãy nên các DN vẫn chủ yếu bán lẻ và đi tìm mối, không có sự kết nối.

Đó không chỉ vấn đề xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói mà còn vấn đề logistics để đảm bảo vận chuyển hàng hóa thông suốt giữa hai bên. Khi hình thành chuỗi này, DN có thể đăng ký trước thời gian thông quan ở cửa khẩu, giảm nguy cơ gây ách tắc. Chẳng hạn tại Trung Quốc, khi xe cách cửa khẩu khoảng 70 km, cửa khẩu đã bắt đầu làm thủ tục thông quan. Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng mô hình này không những giải quyết được rất nhiều vấn đề ách tắc tại cửa khẩu mà còn truy xuất được nguồn hàng hóa. Điều này cũng đòi hỏi DN phải áp dụng thương mại điện tử, công nghệ số, kết nối với các cơ quan chức năng.

Khi xây dựng được chuỗi kết nối, các cơ quan chức năng hai nước sẽ tạo điều kiện, tháo gỡ kịp thời nếu DN có vướng mắc. Qua đây, cũng có thể nắm bắt được nhu cầu nông sản từ hai phía, từ đó thúc đẩy kim ngạch XNK giữa hai nước…

Qua các buổi làm việc, tôi nhận thấy Trung Quốc rất coi trọng "chữ tín" trong kinh doanh nông sản. Do vậy, tôi muốn gửi thông điệp gửi đến các DN nông sản trên cả nước, đó là đề nghị các bạn đảm bảo đúng theo quy định mà phía Trung Quốc yêu cầu, thay vì coi đây là thị trường dễ tính. Chinh phục được thị trường Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội đưa sản phẩm đến những thị trường khó tính hơn. Chúng ta phải hình thành thói quen xây dựng quan hệ thương mại bền vững, dựa trên chữ tín, kết hợp với điều hành xây dựng chuỗi cung ứng thì mới mong đưa hàng hóa vào chuỗi cung ứng toàn cầu…

Xin cám ơn Thứ trưởng!

Tin cùng chuyên mục

Thành viên HĐTV Agribank giữ chức Chủ tịch HĐQT SCB

Thành viên HĐTV Agribank giữ chức Chủ tịch HĐQT SCB

(PLVN) - Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN), ông Phan Đình Điền thôi đảm nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) Agribank sang nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) SCB từ ngày 22/9/2023.

Đọc thêm

“Việc làm xanh” trong ngành năng lượng tái tạo

PGS.TS Nguyễn Đức Huy, Trưởng khoa Điện, Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: Đỗ Trang)
(PLVN) -Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, định hướng 2050 (QHĐ8), đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%. Đây cũng là giai đoạn các thế hệ trẻ hiện tại có thể tham gia vào thị trường lao động và có những đóng góp lâu dài. Bên cạnh đó, để chuẩn bị và xây dựng nguồn nhân lực cho tương lai, cũng cần “mở đường” cho lực lượng lao động hiện có trong ngành năng lượng truyền thống tiếp cận với cơ hội sinh kế ổn định và bền vững.

Nhiều góp ý sáng tạo, đổi mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh Khí

Toàn cảnh buổi Hội thảo “Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh Khí”
(PLVN) -  Nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh Khí, sửa đổi, bổ sung những vướng mắc, bất cập của Nghị định số 87/2018/CP–NĐ năm 2018 về kinh doanh khí trong thực tế áp dụng, chiều ngày 22/09/2023, tại trụ sở PV GAS TOWER, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh Khí”.

Doanh nghiệp mong ngân hàng linh hoạt về thủ tục tiếp cận vốn

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội vẫn khó khăn trong tiếp cận vốn. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -Ghi nhận những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn, song nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn lãi suất tiếp tục giảm và ngân hàng linh hoạt hơn về thủ tục trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Vietnam Digital Finance 2023: 'Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững'

Phiên toàn thể VDF-2023.
(PLVN) - Ngày 21/9, Cục Tin học và Thống kê Tài chính và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2023 (Vietnam Digital Finance 2023) (VDF-2023) với chủ đề “Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững”.

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,56%

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,56%
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết, đến ngày 15/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 5,56%, trong khi định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15%...

Tăng tốc hai dự án cao tốc kết nối Lạng Sơn - Cao Bằng

Phối cảnh một nút giao tại cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị. (Ảnh: UBND tỉnh Lạng Sơn).
(PLVN) - Mặc dù hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị và Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã có phương án đầu tư từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thi công ngoài hiện trường do vấn đề thủ tục. Hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đang nỗ lực tăng tốc hai dự án này để có thể sớm khởi công…

Đầu tư logistics để phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Cần quan tâm đến logistics để sản phẩm vùng dân tộc thiểu số lan tỏa hơn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và phát triển sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm vùng ĐBDTTS&MN.

Nguy cơ rửa tiền thông qua tiền mã hóa

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù đang là lĩnh vực chưa có quy định pháp lý rõ ràng nhưng ước tính khối lượng giao dịch thực tế tiền mã hóa của Việt Nam đứng thứ 15 thế giới và mức độ chấp nhận tiền mã hóa đứng đầu thế giới. Bên cạnh chức năng thanh toán, không loại trừ có cả hành vi rửa tiền thông qua giao dịch loại tiền này.

Đã chi trả hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

ảnh internet
(PLVN) - Theo thống kê đến ngày 19/9/2023, 10 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm có khách hàng tham gia bảo hiểm bị thiệt hại về người trong vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, TP Hà Nội với s ố tiền chi trả bảo hiểm ước khoảng 10,3 tỷ đồng. Hiện các DN bảo hiểm đã thực hiện chi trả 4,38 tỷ đồng, các trường hợp khác đang làm các thủ tục.

Shark Tank Việt Nam mùa 6 trở lại - cánh cửa cơ hội của các startup

Shark Tank Việt Nam mùa 6 trở lại - cánh cửa cơ hội của các startup
(PLVN) - Với mong muốn cùng với các startup (khởi nghiệp) xoay chuyển tình thế, tìm “cửa sáng” trong thời điểm nhiều thách thức, Shark Tank Việt Nam trở lại với mùa 6, tiếp tục giúp các mô hình kinh doanh độc đáo, sáng tạo thâm nhập thị trường bứt phá tăng trưởng thông qua màn thuyết trình gọi vốn từ các shark.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế hợp tác

Quang cảnh Hội thảo sáng 19/9.
(PLVN) - Luật Hợp tác xã (HTX) số 17/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, trong đó Bộ KH&ĐT được giao chủ trì xây dựng 3 trong số 4 văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX chính là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới…