Nhiều bất lợi ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, GDP 6 tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, GDP 6 tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại.
(PLO) - Đó là nhận định của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại Phiên họp thứ 50  của  UBTVQH khi cho ý kiến về báo cáo tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

 Nhiều bất lợi

Báo cáo trước UBTVQH về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, vì những nguyên nhân bất lợi trên cả thế giới lẫn trong nước đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của nên kinh tế nên mục tiêu về GDP, lạm phát hay thu ngân sách khó có khả năng đạt được.

Ông Dũng cho biết, GDP 6 tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại: Quý I năm nay GDP chỉ tăng 5,48%, thấp hơn 1,53 điểm phần trăm so với tốc độ tăng của quí 4 năm trước. Quý II/2016 tăng cao hơn quý I nhưng cũng chỉ đạt 5,55%. Tính chung 6 tháng GDP tăng 5,52%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,4% cùng kỳ năm 2015. Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng không chỉ xảy ra trong ngành nông nghiệp - ngành bị thiệt hại nặng nhất do thiên tai và môi trường - mà cả trong công nghiệp với sự sụt giảm của công nghiệp khai khoáng (giảm 2,2%). 

“Việc nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) đã tác động đến từng quốc gia và nền kinh tế toàn cầu và hiện tại diễn biến tình hình kinh tế thế giới tiếp tục giảm đà tăng trưởng. Còn ở trong nước, sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại vùng biển các tỉnh miền Trung, tình hình khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm ở phía Bắc, hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ, xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống người dân”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu lý giải.

Cũng theo ông Giàu, hiện dư luận đang hết sức quan tâm đến những vấn đề nổi cộm đầu năm, như một số dự án, công trình quy mô lớn nhưng không thể đưa vào hoạt động, không tạo ra tăng trưởng, việc làm, nộp ngân sách nhà nước, thua lỗ nặng nề và nguy cơ phá sản, tổn thất lớn đến tài sản nhà nước. Vấn đề quản lý đầu tư, khai thác thu phí chưa minh bạch và mật độ trạm thu phí trên quốc lộ 1A quá dày đối với các dự án BOT cũng gây bức xúc cho doanh nghiệp và người dân.

Cần làm rõ lỗi chủ quan từ sự cố Formosa

Tại phiên họp, vấn đề liên quan đến Formosa cũng được UBTVQH rất quan tâm. Theo giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà, hiện có 6 nhà thầu nước ngoài liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, lắp ghép thiết bị, chuyển giao quản lý, hầu hết nhà thầu là Trung Quốc.

Qua kiểm tra đã phát hiện 53 hành vi vi phạm về thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công. Qua giai đoạn thử nghiệm có dấu hiệu xảy ra sự cố liên quan đến điện, liên quan đến việc triển khai các hệ thống xử lý chưa đáp ứng theo quy định của pháp luật cũng như quy định của cơ quan quản lý...

“Trong 53 hành vi vi phạm có một hành vi vi phạm rất quan trọng, đó là hành vi tự ý thay đổi công nghệ từ xử lý cốc khô - công nghệ thân thiện sang công nghệ xử lý cốc ướt - công nghệ phát tán rất nhiều chất thải. Việc này hoàn toàn do Formosa tự ý điều chỉnh so với công nghệ được duyệt”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Người đứng đầu Bộ TN&MT cho biết thêm, hiện nay các vấn đề về xử lý đang trong giai đoạn chạy thử, trên thực tế công suất và nơi có nguồn thải nguy hiểm nhất là lò luyện cốc. Nguồn nước thải ra được xử lý ở trạm sinh hoá mới chạy được 1/4 công suất, nếu vận hành đầy đủ, đúng quy định và được kiểm tra chặt chẽ thì hoàn toàn có thể đáp ứng được việc kiểm soát và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

Cho rằng vấn đề Formosa bước đầu đã được xử lý rất tốt, “nhưng về sâu xa nếu chúng ta không giải quyết tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an ninh - quốc phòng”, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đỗ Bá Tỵ đã đề nghị Chính phủ cần làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến  việc ô nhiễm môi trường do xả thải của Công ty Formosa. 

“Vấn đề khắc phục môi trường bao giờ sẽ làm được để nghề cá tiếp tục? Vấn đề liên quan quốc phòng - an ninh? Việc giải ngân số tiền đền bù của Formosa sẽ được thực hiện thế nào? Trách nhiệm của các cơ quan? Tiền đến tay người dân ra sao?”, ông Tỵ băn khoăn. Theo ông Tỵ, nếu không làm tốt các vấn đề này, sẽ có nhiều vấn đề khác phát sinh như việc người dân có thể tiếp tục khiếu kiện, các thế lực thù địch lợi dụng làm phức tạp tình hình…

Cùng lo lắng này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị cần điều tra nguyên nhân chủ quan từ phía Việt Nam trong việc phê duyệt, thẩm định dự án này, bởi theo ông Chiến, đây là dự án đầu tư nước ngoài được phê duyệt rất nhanh, đánh giá tác động môi trường cũng diễn ra rất nhanh, chủ đầu tư yêu sách thế này thế nọ thì cũng được các cơ quan xem xét và đồng ý rất nhanh để rồi cuối cùng hậu quả xảy ra cũng rất nhanh. “Làm rõ lỗi chủ quan này thì mới lấy được uy tín với cử tri và nhân dân, còn việc khắc phục sự cố là tất yếu rồi”, ông Chiến nhấn mạnh.

Triển khai việc kiểm soát xả thải của Formosa

Sau khi Formosa thừa nhận trách nhiệm và khắc phục hậu quả, Chính phủ đã triển khai các công việc liên quan đến kiểm soát, giám sát, yêu cầu khắc phục các tồn tại.

Một trạm quan trắc đã được lắp đặt tại điểm cuối của đường ống dẫn nước thải của Công ty Formosa trước khi được xả ra môi trường để tự động lấy mẫu nước thải và đo các chỉ số, phục vụ cho công tác giám sát việc xả thải của Formosa ra môi trường. Ngoài ra, nhiều thiết bị mới đã được lắp đặt để giám sát các chỉ số của nước thải của Formosa.

Hệ thống máy tính cũng được niêm phong và camera giám sát 24/24 mọi hoạt động bên trong trạm quan trắc tự động. Toàn bộ dữ liệu sau đó sẽ được truyền trực tiếp về Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Hà Tĩnh 2 phút/lần; hệ thống cảnh báo sẽ tự động gửi email và tin nhắn tới các bộ phận liên quan khi phát hiện các chỉ số bất thường để kịp thời ứng phó và xử lý.

Bên cạnh việc giám sát các chỉ số trong nước thải của Công ty Formosa, đối với việc giám sát khí thải, các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh đã khẩn trương lắp đặt các thiết bị để quan trắc độc lập.

Ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ lắp đặt các thiết bị quan trắc 6 chỉ số như: Phenol, xianua, cadimi,… để có hệ thống theo dõi 24/24, đồng thời có lắp đặt thêm các thiết bị tự động để quan trắc khí xả thải các nhà máy của Formosa.

Ngọc Tuấn

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.