Tìm sinh kế cho ngư dân bị ảnh hưởng sự cố Formosa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Theo thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nhiều việc cụ thể sẽ được các cơ quan hữu trách thực hiện nhằm hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do tác động môi trường từ Công ty Formosa, trong đó có công tác dạy nghề, xuất khẩu lao động, việc làm và sinh kế cho ngư dân.  

Dành cho người dân vùng bị ảnh hưởng xuất khẩu lao động chi phí thấp

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ – TB&XH Doãn Mậu Diệp, hiện nay có một số chương trình xuất khẩu lao động (XKLĐ) với chi phí thấp do Bộ trực tiếp triển khai, một số chương trình do các doanh nghiệp triển khai. “Bộ trưởng có hứa các chương trình nào do Bộ triển khai với chi phí thấp sẽ hỗ trợ cho người dân vùng bị ảnh hưởng” – Thứ trưởng Diệp nói.

Cụ thể, Chương trình EPS đi Hàn Quốc mới ký kết lại từ đầu tháng 5/2016, và năm nay chỉ có 3.500 chỉ tiêu nhưng sẽ dành ưu tiên cho những huyện ven biển bị ảnh hưởng. “Một số huyện hiện đang có tỷ lệ cư trú bất hợp pháp cao cũng nằm trong những tỉnh bị ảnh hưởng thì trước mắt Bộ sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế cho lao động các vùng này được tham gia” – ông Diệp thông tin.

Thứ hai là chương trình IM Japan (Nhật Bản) cũng có chi phí rất thấp, những người lao động tham gia chương trình này nếu có đủ điều kiện về sức khỏe, ngoại ngữ sẽ được học trong vòng 6 tháng, tất cả chi phí do Tổ chức IM Japan chi trả. Lương làm việc tại Nhật khoảng 800-1000/tháng. Mỗi một năm làm việc trước khi về nước được tổ chức IM Japan hỗ trợ 2.000 USD/năm, ba năm là 6.000 USD.   Theo ông Diệp, chương trình này hiện nay đang chia đều cho các địa phương nhưng sắp tới Bộ có thể ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng của đợt cá chết vừa rồi.

Bên cạnh đó, Bộ còn triển khai Chương trình đưa điều dưỡng viên đi Nhật và đi Đức. Như vậy, 4 chương trình lớn mà Bộ đang triển khai thì sẽ ưu tiên cho các huyện bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, đối với Hàn Quốc, ngoài Chương trình EPS thì còn có chương trình tàu cá gần bờ, năm nay có khoảng 600 người đi Hàn Quốc được phân bổ cho 8 DN đang làm. Bộ sẽ yêu cầu 8 DN tập trung hỗ trợ 4 tỉnh miền Trung và giao cho Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đàm phán với đối tác.  

Chương trình tàu cá gần bờ với Đài Loan, hiện Bộ đang triển khai tuyển dụng trực tiếp không qua môi giới để giảm thiểu chi phí cho người lao động. Bộ sẽ yêu cầu Trưởng ban Quản lý tại Đài Loan làm việc với các đối tác tăng quota để đưa lao động sang làm việc với điều kiện người lao động đáp ứng các điều kiện về mặt sức khỏe, có mong muốn đi làm việc tại đó.

Người lao động cũng có cơ hội đi làm việc ở Thái Lan sau khi phía Thái Lan chính thức tiếp nhận lao động Việt Nam theo thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, trước tiên ở nghề cá (đánh bắt gần bờ) và xây dựng trước khi mở rộng sang ngành nghề khác. Điểm lợi khi lao động làm việc tại Thái Lan là gần, chi phí thấp, phía Bộ lao động Thái Lan cũng cam kết không có chi phí môi giới. Về phía Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ đạo 6 DN hiện đang làm thí điểm và 4 Trung tâm dịch vụ việc làm hạn chế chi phí thấp nhất với điều kiện người lao động mong muốn tham gia.

“Về mặt chính sách, chúng tôi cũng sẽ trình Chính phủ cho phép những lao động nào thuộc hộ nghèo bị ảnh hưởng thì áp dụng cơ chế miễn phí đào tạo giáo dục định hướng, đào tạo ngoại ngữ, được hỗ trợ tiền ăn, ở, cấp tiền đi lại trong thời gian đi học...   Đối với những lao động khác không thuộc hộ nghèo thì chúng tôi cũng có thể đề nghị áp dụng như Nghị quyết 61 năm 2015 đối với lao động bị thu hồi đất” – Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.  

Người dân vùng biển phải có sinh kế từ biển

Trong buổi làm việc ngày 4/7 với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ LĐ - TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng cần 2 nhóm giải pháp để triển khai hỗ trợ cho bà con vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường nghiêm trọng này.   Thứ nhất, đối với số lao động hiện nay đang đánh bắt gần bờ chuyển sang đánh bắt xa bờ thì đào tạo như thế nào, cho vay vốn ra sao do Bộ NN&PTNN sẽ chịu trách nhiệm. Thứ hai, về sinh kế và những mặt khác như: dạy nghề, xuất khẩu lao động, việc làm thì do Bộ LĐ-TB&XH sẽ triển khai.

Ước tính sơ bộ thì hiện nay có khoảng 263.000 lao động đang bị ảnh hưởng bởi sự cố Fomosa gây ra. Trong đó, 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp, 163.000 lao động bị ảnh hưởng gián tiếp.  Được biết, Bộ NN&PTNT cũng đang dự kiến trình Chính phủ cho phép các hộ dân được vay vốn, hỗ trợ lãi suất và cải tạo máy, tăng công suất... và những chính sách đó sẽ được hỗ trợ.

“Mong muốn của chúng tôi là không phải chuyển đổi toàn bộ số lao động này sang nghề khác, bởi những người dân ở vùng biển phải sống được từ nguồn lợi từ biển, sinh kế từ biển. Có thể trong thời gian trước mắt, người dân dành một vài năm làm công việc tương tự tại vùng biển khác, sau đó sẽ quay trở lại vùng biển của mình”- Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp chia sẻ với báo giới chiều 6/7.     

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.