Nhiều băn khoăn về đề nghị hạ cốt đê sông Hồng

Dự án điều chỉnh kết cấu đê hữu sông Hồng đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương. Ảnh: Xuân Hồng.
Dự án điều chỉnh kết cấu đê hữu sông Hồng đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương. Ảnh: Xuân Hồng.
(PLO) - UBND TP Hà Nội vừa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến về phương án hạ cốt đê sông Hồng đến cao + 12,4m, đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương. Đến nay, còn quá nhiều băn khoăn về hạ cốt đê sông Hồng...

Liên quan đến kế hoạch xây cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên, Hà Nội đã gửi văn bản tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Trong văn bản hồi âm, Bộ Nông nghiệp thống nhất với đề nghị của Hà Nội điều chỉnh kết cấu đoạn đê hữu sông Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, chiều dài khoảng 1.100m. Trong đó thay thế một phần kết cấu đê đất bằng kết cấu tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L, đảm bảo an toàn chống lũ, kết hợp giao thông, cải tạo cảnh quan đô thị.

Khẳng định đây là tuyến đê cấp đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lũ trong khu vực trung tâm Hà Nội, Bộ Nông nghiệp đã đề nghị Hà Nội chỉ đạo thực hiện phương án thiết kế phải đảm bảo cao trình mặt đê đất (đỉnh đê hiện là + 15,6 mét) sau khi hạ không được thấp hơn mực nước lũ thiết kế tương ứng tại vị trí công trình, tức là + 13,5 mét.

Trước thông tin trên nhiều người dân sống ven đoạn đê này khá lo lắng vì đây là tuyến đê cấp đặc biệt quan trọng đảm bảo an toàn chống lũ cho khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội. Việc hạ một đoạn cốt đê có thể làm ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ đê sông Hồng.

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều thuộc Tổng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thông tin, ngày 31/10/2016, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn gửi Bộ NN&PTNT về việc thỏa thuận phương án thiết kế dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương- đường Thanh Niên, kết hợp điều chỉnh kết cấu đê hữu sông Hồng đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương.

Trên cơ sở ý kiến của các hội, chuyên gia trong lĩnh vực đê điều, thủy lợi, Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan phải có phương án thiết kế đảm bảo cao trình mặt đê đất (cao trình đỉnh đê hiện trạng +15,6m) sau khi hạ thấp không được thấp hơn mực nước lũ thiết kế tương ứng tại vị trí công trình (+13,5m).

Tuy nhiên, ngày 24/1/2017, UBND TP Hà Nội lại có văn bản số 326/UBND-ĐT đề nghị Bộ NN&PTNT thống nhất phương án cho hạ cao trình mặt đê tại đoạn từ Khách sạn Thắng lợi đến cửa khẩu An Dương xuống cao độ +12,4m.

“Tại văn này, Hà Nội muốn điều chỉnh thêm, hạ thấp phần đất xuống nữa và muốn Bộ NN&PTNT xem xét thêm về giải pháp”, ông Thành nói và giải thích thêm. “Trong văn bản của Hà Nội có nói hạ cốt đê dễ gây hiểu nhầm. Về bản chất không phải là Hà Nội muốn hạ đê mà muốn thay thế một phần kết cấu đê đất bằng đê bê tông cốt thép, tương tự như con đường gốm sứ”.

Bộ Nông nghiệp và Hà Nội cần lấy thêm ý kiến về hạ cốt đê sông Hồng. Ảnh: Xuân Hồng.
Bộ Nông nghiệp và Hà Nội cần lấy thêm ý kiến về hạ cốt đê sông Hồng. Ảnh: Xuân Hồng.

Ngày 14/2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội về phương án thiết kế điều chỉnh kết cấu đê hữu Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương. Theo đó, Bộ NN&PTNT thống nhất với đề nghị của UBND TP Hà Nội thay thế một phần kết cấu đê đất bằng kết cấu đê bê tông cốt thép đoạn đê hữu Hồng từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương.

Về phương án thiết kế của Hà Nội đề nghị cao trình phần đê đất phía hạ lưu đê bê tông cốt thép ở cao trình +12,4m, Bộ NN&PTNT đề nghị TP chỉ đạo các đơn vị liên quan tính toán, lựa chọn hình thức, kích thước, quy mô, kết cấu của đê bê tông cốt thép phù hợp theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo an toàn chống lũ.

Đồng thời, thực hiện các ý kiến của Bộ tại văn bản ngày 7/12/2016 và nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của các đơn vị, hội, chuyên gia... tại cuộc họp trao đổi về phương án thiết kế vừa diễn ra ngày 13/2.

Theo GS – TS Vũ Trọng Hồng – Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, Hà Nội xin phép từ 12,4m đến 13,4m thay phần đất của đê để ngăn nước lũ bằng bức tường bê tông nằm ở phía sông. Việc thay đất bằng tường bê tông đừng gọi là hạ đê. Điều quan trọng là bức tường đó phải đảm bảo được ổn định.

“Trong thủy lợi quy định không bị lật, không bị trượt, thấm thì bây giờ Hà Nội đang mời các chuyên gia mời góp ý và cũng đã gửi bộ NN&PTNN xin ý kiến và bộ đã có ý kiến phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cũng chính là trông vào bức tường bê tông đó” – ông Hồng nói.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.