Nhiều băn khoăn quanh quy định phạt "điện thoại cây xăng"

 

"Nghị định còn thiếu những hướng dẫn cụ thể, chẳng hạn, người mua xăng có phải tắt điện thoại di động trước khi vào mua xăng hay không, nếu điện thoại đổ chuông nhưng không nghe thì có vi phạm?. Nhân viên bán xăng có được sử dụng điện thoại di động hay không?. Nếu có hoặc không thì ai là người xác định?", Luật sư Nguyễn Thị Phượng (VPLS An Vũ, Hà Nội) nói.

[links()]Quy định xử phạt nhiều khi chỉ... nằm trên giấy khi nó không có tính khả thi. Liên quan đến câu chuyện này, đặc biệt là khi Nghị định 52 có hiệu lực, độc giả báo PLVN bày tỏ quan điểm: 

Sóng điện thoại có gây cháy nổ hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi
Sóng điện thoại có gây cháy nổ hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi
Ông Nguyễn Việt Cường (Trưởng phòng Hướng dẫn điều tra, xử lý về cháy nổ của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy): Một số điều khoản khó thực thi
- Nhìn dưới góc độ chuyên gia về phòng cháy chữa cháy, tôi cho rằng một số điều khoản xử phạt theo Nghị định 52 rất khó thực thi do còn thiếu nhiều quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy, thiếu lực lượng thi hành.
Để xử phạt trong tình huống này thì sẽ phải huy động cán bộ với số lượng rất lớn nhằm “bắt quả tang” đối tượng vi phạm. Cái khó là ở chỗ, thời gian mua xăng thường rất ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng vài phút đến vài chục phút thì khi bị phát hiện, người vi phạm đã “cao chạy xa bay”.
Đấy là chưa kể liệu mỗi cây xăng đều có người trực để viết phiếu phạt tiền?. Nhân viên bán xăng chỉ là người bán hàng cho nên không thể có quyền giữ hoặc ngăn cản người mua xăng đã sử dụng điện thoại di động tại cây xăng của mình. Hơn nữa, các hành vi được coi là vi phạm và bị xử phạt chỉ xảy ra tại các nơi có quy định cấm hay biển báo cấm, vậy nên nếu cây xăng không có biển cấm thì cũng rất khó xử phạt. 
Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến (Hội Luật gia Hà Nội): Không quy định cụ thể, sao thực hiện được nghiêm minh, công bằng?
- Trong khi giới chuyên môn còn đang tranh cãi vấn đề liệu sóng điện thoại có khả năng gây cháy nổ hay không thì một vấn đề cũng được các chuyên gia pháp lý rất quan tâm đó là Nghị định 52 quy định mức phạt từ 2-5 triệu đồng là khá cao, nhưng lại thiếu hướng dẫn cụ thể.
Theo Nghị định 52, hành vi nghe và gọi điện thoại di động tại cây xăng là vi phạm, không phân biệt chủng loại và nhãn hiệu điện thoại di động, nhưng lại với mức phạt tiền rất khác nhau.
Theo đó, mức phạt 2 triệu đồng sẽ do Trưởng Công an cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định xử phạt; còn mức đến 5 triệu đồng sẽ do UBND cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt, đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm và môi trường..., ra quyết định xử phạt.
Vô hình trung, cùng một vi phạm nhưng nếu người “bắt quả tang” thuộc cấp huyện thì người vi phạm sẽ bị phạt nặng, chịu thiệt thòi rất nhiều so với người bắt vi phạm thuộc thẩm quyền cấp xã.
Ở đây phát sinh vấn đề, cùng một hành vi gọi hay nghe điện thoại di động tại cây xăng nhưng mức phạt chênh lệch lên tới 3 triệu đồng, vậy ai là người định mức phạt tiền đối với người vi phạm, căn cứ vào đâu để đảm bảo cho việc xử phạt ở mức đó là khách quan, công bằng?.
Theo tôi, nên chăng căn cứ vào tiêu chí đánh giá mức độ nguy hiểm có thể xảy ra do cá nhân sử dụng điện thoại di động trong khi mua bán xăng để ấn định mức tiền xử phạt chứ không căn cứ vào thẩm quyền của người phát hiện và phạt. 
Luật sư Nguyễn Thị Phượng (VPLS An Vũ, Hà Nội): Đừng để xử phạt rồi chờ hết thời hiệu
- Nghị định 52 quy định mức xử phạt cao như thế là nghiêm minh nhưng lại còn thiếu nhiều điều kiện để quy định đó được triển khai trên thực tế. Đơn cử như bằng chứng vi phạm, biện pháp cưỡng chế với người vi phạm, lực lượng chức năng thực hiện...
Chưa kể, Nghị định còn thiếu những hướng dẫn cụ thể, chẳng hạn người mua xăng có phải tắt điện thoại di động trước khi vào mua xăng hay không, nếu điện thoại đổ chuông nhưng không nghe thì có vi phạm?. Nhân viên bán xăng có được sử dụng điện thoại di động hay không?. Nếu có hoặc không thì ai là người xác định?.
Cần lưu ý, nếu Nghị định 52 không có biện pháp cụ thể, chi tiết, phù hợp với đời sống xã hội mà đã nóng vội áp dụng thì hiệu lực của quy định sẽ giảm giá trị, không thể thực hiện được hoặc có chăng là xử phạt chỉ để chờ hết thời hiệu.
Ông Trần Linh (Nhân viên kinh doanh, trú tại TP HCM): Băn khoăn về biện pháp đảm bảo thực hiện!
Tôi cho rằng việc bắt quả tang hành vi vi phạm để lập biên bản đã khó, việc tìm biện pháp đảm bảo thực hiện còn khó hơn. Tạm giữ phương tiện vi phạm là điều có thể thực hiện được, nhưng chỉ có tính khả thi với những phương tiện là điện thoại di dộng có giá trị, chứ đối với điện thoại giá chỉ vài trăm ngàn thì có tạm giữ cũng bằng không.
Có ý kiến cho rằng người vi phạm sẽ bị tạm giữ giấy tờ tùy thân nhưng tôi cho rằng biện pháp này không khả thi. Vì khách hàng ở cây xăng là người tứ xứ, cư trú ở nhiều nơi, thậm chí ở nhiều địa phương, tỉnh thành khác nhau; vậy việc tạm giữ giấy tờ tùy thân của họ ở trường hợp này không hợp tình, hợp lý.  
Như vậy, có thể phải rất khó khăn mới ra được biên bản xử phạt nhưng xử phạt rồi rất khó thi hành. Thời hiệu xử phạt hành chính là 2 năm. Trong vòng 2 năm đó, nếu lực lượng không đôn đốc thực hiện và có biện pháp cưỡng chế thì xử phạt chỉ để chờ hết thời hiệu mà thôi. Thay vì ra văn bản, nên chăng xử phạt tại chỗ sẽ có hiệu quả hơn?.
Nguyễn Lê (thực hiện) 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.