Nhật ký "hành xác" trên chuyến tàu ra Thủ đô

Chủ quan, đặt vé tàu trước khi đi ra Hà Nội có... 2 tuần, người bán vé ở nhà ga phố huyện, vốn chỗ quen biết cũng gật gật: “Để đến lúc đó xem thế nào”. Hôm đi, mùng 6 Tết, lên ga, thị trấn bé xíu mà có cả trăm người tay xách nách mang. Người bán vé cười xòa: “Người ta đặt trước cả tháng còn chẳng có. Thôi cứ lên tàu rồi tính tiếp”. Thế là bắt đầu cho cuộc hành xác để ra Thủ đô.

Chủ quan, đặt vé tàu trước khi đi ra Hà Nội có... 2 tuần, người bán vé ở nhà ga phố huyện, vốn chỗ quen biết cũng gật gật: “Để đến lúc đó xem thế nào”. Hôm đi, mùng 6 Tết, lên ga, thị trấn bé xíu mà có cả trăm người tay xách nách mang. Người bán vé cười xòa: “Người ta đặt trước cả tháng còn chẳng có. Thôi cứ lên tàu rồi tính tiếp”. Thế là bắt đầu cho cuộc hành xác để ra Thủ đô.

"Yên tâm, tôi lo được"

20h, tay soát vé trên tàu chắc mấy hôm nay thiếu ngủ, mặt mũi nhợt nhạt đi thực hiện nhiệm vụ. Nghe mấy người có chỗ ngồi yên vị từ trước thì thầm: “Có cái chỗ nằm cho nhân viên cũng “bán” cho khách. Nhân viên từ lúc tàu chạy(khoảng một ngày trước) cũng vật vờ như khách đi lậu vé thôi. Đi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội phải bỏ hơn 500 ngàn để được nằm ở toa nhân viên".

Đi tàu xuyên đêm ra đến Thủ đô, chỗ đứng còn khó...Đi tàu xuyên đêm ra đến Thủ đô, chỗ đứng còn khó...

Đấy là nghe nói. Xác thực đến đâu thì không rõ, chỉ thấy cái buồng bé xíu ngay đầu toa, đề chữ “Phòng nhân viên” cũng có mấy người đang co quắp nằm bên trong.

Soát vé. Không có vé cũng chẳng biết “chạy đâu cho thoát”. Ở giữa các toa, người ngồi kín cả rồi. Ngay cả cái nhà vệ sinh, hồi sinh viên thi thoảng vẫn nhảy vào trốn khi soát vé người cũng ngồi, nằm la liệt cả rồi, đố mà mở cửa đi vào.

Đang loay hoay không biết làm thế nào để “ăn nói”, chỉ đứng gãi đầu gãi tai thì người soát vé mặt bỗng tỉnh táo, nói sệt giọng miền Nam: “Hông có vé à, cứ đứng đó chút xíu”. Hơn chục người cùng tình cảnh thở phào nhẹ nhõm.

Chờ khoảng 5 phút cho người soát vé thực hiện xong “công vụ”, anh ta quay lại hỏi đi đâu. Cả hết nhao nhao trả lời: “Ra Hà Nội”. Người soát vé tỉnh bơ “200 ngàn đống một người (đi từ Hà Tĩnh)”. Lại nhao nhao hỏi: “Thế tí xuống ga làm cách nào ra cửa”. Người soát vé vẫn tỉnh bơ: “Yên tâm, tôi lo được”.

Thế là hơn chục người trong toa móc tiền đưa cho người soát vé. Anh ta cầm xấp tiền rồi gỏn lọn: “Các anh tự tìm chỗ ngồi”. Có người hỏi: “Không tìm được chỗ thì có ghế nhựa không anh”. Vẫn giọng trả lời gỏn lọn: “Ghế hết rồi, có khi ngồi xuống sàn, hoặc đứng”.

Thế là lũ lượt tìm ghế. May mắn gặp người quen thì xin ngồi ghé, dù rất chật chội. Có người thì ngồi bệt xuống sàn. Tưởng thế đã yên, ai ngờ độ hơn 1 tiếng đồng hồ, đến ga khác thì lại chừng đó người không có vé lên nữa. Ngồi cũng không được, đứng cũng không xong. Đoàn tàu cứ như thế chạy xuyên màn đêm. Đứng có khi còn khó, nói gì đến chuyện ngủ trong đêm lạnh.

Hành xác tới Thủ đô

Đêm mỗi lúc một tối. Người mỗi lúc một đông. Chẳng biết nhiệt độ ngoài trời là bao nhiêu chứ đứng trong toa thì nóng kinh khủng. Bao nhiêu áo khoác, áo len phải cởi ra cầm trên tay hết. Hành lý gồm một túi to quần áo và vô số đồ ăn, thức uống bố mẹ chuẩn bị để “đỡ mấy ngày sau Tết đắt đỏ” bỏ hết cả dười chân, dưới gầm ghế. Đứng không được thoải mái, đến rạng sáng, mấy cô sinh viên cô nào cũng mắt đỏ hoe vì thiếu ngủ. Mấy cậu ga lăng có chỗ ngồi tốt lại nhường.

Đêm vắng, tàu vẫn kêu xình xịch. Không ngủ được, thế là lại trò chuyện giết thời gian. Mà mấy anh thanh niên, mấy cậu sinh viên khi đã nói chuyện thì có cả tỷ thứ chuyện trên đời. Thế là toa tàu được một phen huyên náo. Ai có chỗ cứ việc ngủ. Ai khó ngủ chỉ còn cách dỏng tai hóng chuyện và lắc đầu ngao ngán cho cái cảnh “tàu Tết”. Chỉ khổ mấy đứa trẻ, chật chội, nóng nực không ngủ được cứ khóc rưng rức. Ồn ào lại ồn ào hơn.

Hết trò chuyện, cánh thanh niên lại rủ nhau... chơi bài. Mà đúng là kiểu chơi bài này cũng chỉ có trên chuyến tàu vào dịp Tết. Chơi phỏm, 4 người chơi đều đứng. Chịu khó đứng chật một tí, để khoảng giữa kê thùng các tông, thùng thấp thùng cao thế là cũng kê lên đến ngực, chẳng khác gì cái bàn. Cứ như vậy, ván bài đen đỏ được chơi cả mấy tiếng đồng hồ. Tiếng cãi nhau, lời thách thức và cả đống câu chửi thề cứ thế mà tuôn ra. Ồn ào không biết đâu mà kể.

Mà khổ nhất vẫn là cái chuyện đi vệ sinh. Đứng, ngồi cả mấy tiếng đồng hồ, thiếu gì người có nhu cầu. Nhà vệ sinh nếu tính về khoảng cách thì cũng chỉ cách chỗ đứng khoảng chục mét. Nhưng để đi ra được cũng phải chen qua cả đống người đứng, ngồi, nằm la liệt. Ra đến nhà vệ sinh, lại phải xin lỗi mấy người đang ngồi án ngữ đằng trước dịch ra một tí để còn mở cửa. Xong xuôi, thở phào nhẹ nhõm vì phải mất có khi cả nửa tiếng cho cái nhu cầu cá nhân.

5h, tàu từ từ lăn bánh vào ga Hà Nội. Tiếng loa thông báo khiến những khuôn mặt rệu rã vì thiếu ngủ bỗng nhiên tươi rói. Người người xách cả đống hành lý đi từ tàu ra đến cửa ga cũng phải mấy trăm mét với đôi tay mỏi rũ. Chẳng biết anh nhân viên soát vé "lo" thế nào, chứ mấy anh không có vé cứ đi ra cửa ga ung dung, chẳng thấy ai hỏi đến vé như mọi lần.

Bấm máy gọi điện cho anh bạn cũng đi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội, nhưng đi bằng ô tô. Anh bạn cũng đã ra đến nơi, nhưng đi xe giường nằm mà nằm không ra nằm, ngồi không ra ngồi. Nghe anh ta than, đi được hơn tiếng đồng hồ thì "buồn" đi vệ sinh nhưng không cách nào đi được, thế là nhịn gần 6 tiếng đồng hồ. Thôi thì an ủi, đi tàu đỡ hơn cái khoản đấy.

Hoàng Phan
 

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.