Nhân rộng mô hình ‘Bữa ăn học đường’, giải bài toán kép về dinh dưỡng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho rằng, Mô hình điểm Bữa ăn học đường kết hợp tăng cường thể lực là bước đi bài bản và thành công, cần được nhân rộng trên cả nước để giải bài toán kép về dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.

Ngày 8/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết “Mô hình bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam”, năm học 2020-2021 triển khai thí điểm cho cấp học Mầm non và Tiểu học (gọi tắt là Mô hình điểm).

Hội nghị có sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 41. Tham dự hội nghị có 330 đại biểu với nhiều điểm cầu trên toàn quốc bao gồm các Bộ, ban, ngành, sở, đơn vị liên quan. Đặc biệt là trên 30 điểm cầu tại các tỉnh, bao gồm 10 địa phương tham gia thực hiện Mô hình năm học 2020 – 2021 và 20 địa phương dự kiến triển khai trong năm học 2021 -2022.

Mô hình điểm về bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường hoạt động thể lực tiếp tục được triển khai tại 20 tỉnh, thành phố trong năm học 2021-2022.

Mô hình điểm về bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường hoạt động thể lực tiếp tục được triển khai tại 20 tỉnh, thành phố trong năm học 2021-2022.

Giải bài toán kép

Mô hình điểm là sự kết hợp của chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực, bổ sung sữa tươi và chế phẩm từ sữa tươi hợp lý nhằm giải quyết bài toán gánh nặng kép hiện nay ở Việt Nam đó là thiếu dinh dưỡng dẫn đến thấp còi hay thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì.

Mục tiêu mà mô hình đưa ra là nâng cao hiểu biết và thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp đối với trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc.

Mô hình được thực hiện tại 10 tỉnh/thành phố (đại diện cho 5 vùng sinh thái) gồm: trẻ mầm non (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, tỉnh Thái Bình và tỉnh Quảng Nam), học sinh Tiểu học (Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, An Giang).

Trong đó, Tập đoàn TH là doanh nghiệp tiên phong khởi xướng Đề án “Dinh dưỡng người Việt”, đã đồng hành với Bộ GD&ĐT xây dựng, triển khai Mô hình điểm với mục tiêu cải thiện tầm vóc, thể lực trẻ em lứa tuổi vàng, dinh dưỡng lành mạnh cho người Việt, vì sức khỏe cộng đồng.

Tập đoàn TH tiên phong đồng hành cùng Mô hình điểm và tiếp tục đồng hành trong năm học 2021-2022. Mục tiêu “Vì tầm vóc Việt” của chương trình hoàn toàn tương đồng với tầm nhìn của TH.

Tập đoàn TH tiên phong đồng hành cùng Mô hình điểm và tiếp tục đồng hành trong năm học 2021-2022. Mục tiêu “Vì tầm vóc Việt” của chương trình hoàn toàn tương đồng với tầm nhìn của TH.

Tập đoàn TH tiên phong đồng hành cùng Mô hình điểm và tiếp tục đồng hành trong năm học 2021-2022. Mục tiêu “Vì tầm vóc Việt” của chương trình hoàn toàn tương đồng với tầm nhìn của TH.

Sau thời gian triển khai, các chuyên gia dinh dưỡng và giáo dục đánh giá, Mô hình điểm là thử nghiệm thành công nhất về các điều kiện cần và đủ để có thể triển khai bữa ăn học đường cho trẻ một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội từng địa phương.

Kết quả triển khai từ Mô hình sẽ được sử dụng làm cơ sở khoa học và thực tiễn để nhân rộng, góp phần thực hiện Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025”, đề xuất xây dựng luật, chính sách về Dinh dưỡng học đường, hiện thực hóa một trong những nội dung quan trọng của Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2040 góp phần nuôi dưỡng, cải thiện tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ thế hệ tương lai.

Cần nhân rộng mô hình toàn diện và hiệu quả

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, Luật Giáo dục 2019 và chương trình Giáo dục phổ thông mới đã chỉ ra những điểm mới như mục tiêu phát triển Đức – Trí – Thể - Mỹ, theo đó các hoạt động giáo dục không thiên về chỉ dạy kiến thức như trước đây mà tập trung cả phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng cho người học.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh: “Cảm ơn Tập đoàn TH đã đồng hành cùng Bộ những năm qua và tiếp tục đồng hành trong chương trình Sức khỏe học đường sắp tới.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh: “Cảm ơn Tập đoàn TH đã đồng hành cùng Bộ những năm qua và tiếp tục đồng hành trong chương trình Sức khỏe học đường sắp tới.

Để đạt được mục tiêu đó thì dinh dưỡng phải đi đôi với tăng cường hoạt động thể chất phù hợp, hợp lý, dinh dưỡng ở các bữa ăn trưa học đường và cả bữa ăn trong các gia đình cần thực sự phù hợp và kết hợp với hoạt động thể lực một cách hiệu quả nhất.

Để làm được điều đó không chỉ mình Bộ GD&ĐT mà cần sự phối hợp của nhiều bộ ban ngành.

“Đặc biệt, Tập đoàn TH đã tiên phong và đồng hành với chương trình từ khi bắt đầu triển khai đến nay và sẽ tiếp tục đồng hành trong thời gian tới để tổng kết và nhân rộng mô hình tới 20 tỉnh thành khác trong cả nước”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bà Thái Hương, Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH nhận hoa và kỷ niệm chương đơn vị đồng hành do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đại diện Bộ trao tặng.

Bà Thái Hương, Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH nhận hoa và kỷ niệm chương đơn vị đồng hành do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đại diện Bộ trao tặng.

Bà Minh chia sẻ và tin tưởng rằng với cách làm bài bản chặt chẽ khoa học và có tính thực tiễn cao, Mô hình điểm sẽ được nhân rộng trong thời gian tới, nhất là khi Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình “Sức khỏe học đường 2021- 2025”. Đây cũng là sự nối tiếp của các chương trình liên quan đến Đề án 41 “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”.

Bà Thái Hương, Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH chia sẻ xúc động tại lễ buổi kết Mô hình điểm: “Tôi thực sự hạnh phúc vì sự nỗ lực để các em ở lứa tuổi vàng có một chế độ dinh dưỡng toàn diện, hợp lý thông qua bữa ăn học đường đã có kết quả. Các em có khỏe mới học tốt. Sức khỏe và trí tuệ của trẻ em hôm nay là sức mạnh của dân tộc ngày mai”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.