Nhận diện âm mưu đằng sau luận điệu xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao Quyết định khen thưởng Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Yên Bái trong vụ án làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao Quyết định khen thưởng Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Yên Bái trong vụ án làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với những thành quả đã đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (TN, TC) thời gian qua, với sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và sự tâm huyết, trí tuệ của lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống TN, TC, tình trạng TN, TC ở nước ta đã từng bước bị đẩy lùi và được kiềm chế, từ đó góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh và xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những kết quả không thể phủ nhận

Trong những năm qua, TN, TC là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta, tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến sự ổn định và phát triển bền vững của Đảng và hệ thống chính trị; gây mất lòng tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước. Tham nhũng được xác định là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN ở nước ta.

Đảng ta đã xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng TN, TC và đã đưa ra nhiều giải pháp phòng, chống một cách đồng bộ, từ trung ương đến cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đã có nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử, nhiều người từng là cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, thậm chí là lãnh đạo cấp cao đã bị xử lý, kỷ luật theo quy định của Đảng và pháp luật. Một số đồng chí lãnh đạo do chịu trách nhiệm người đứng đầu đã thẳng thắn nhận trách nhiệm và đã xin thôi giữ chức vụ. Việt Nam đã dần xuất hiện “văn hóa từ chức”. Đồng thời các cơ quan có thẩm quyền đã thu hồi nhiều tài sản Nhà nước bị thất thoát sau khi các vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử.

Các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước là các nội dung được xem là thông tin phát tán tuyên truyền chống Nhà nước trên mạng xã hội (Quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018).

Về hành vi "tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam" có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Quy định về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”). Khung hình phạt cao nhất của tội phạm này, phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ngoài ra đối với những người thành lập, nhận lời, tham gia vào các tổ chức phản động, thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Quy định về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”). Tội danh này có khung hình phạt tù cao nhất có thể đến chung thân hoặc tử hình.

Đây là hai tội danh nằm trong Chương XIII - Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Những kết quả ấy đã có tác động tích cực đến tình hình trong nước. Đối với cán bộ, đảng viên, công tác đấu tranh phòng, chống TN, TC hiện nay đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, phòng, chống TN, TC. Đội ngũ cán bộ, đảng viên yên tâm công tác, nhiệt huyết hơn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn do cơ quan, tổ chức giao.

Với người dân, đại bộ phận người dân trong cả nước đồng tình, ủng hộ đối với cuộc đấu tranh phòng, chống TN, TC dưới sự lãnh đạo của Đảng mà người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đó củng cố niềm tin của Nhân dân về con đường xây dựng đất nước mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lành mạnh, tuân thủ, thượng tôn pháp luật yên tâm đầu tư sản xuất không lo bị tác động tiêu cực của tình trạng TN, TC. Đồng thời cảnh tỉnh các doanh nghiệp “sân sau”, làm giàu không minh bạch, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi sẽ bị xử lý nghiêm minh. Không một ai có thể đứng ra “chống đỡ”, “che chắn” bởi công tác phòng, chống TN, TC “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.

Trên phương diện quốc tế, các quốc gia trên thế giới, nhiều tổ chức, học giả quốc tế đánh giá cao quyết tâm phòng, chống tham nhũng của đất nước ta và đánh giá Việt Nam thuộc nhóm nước có tiến bộ nổi bật trong hoạt động chống tham nhũng ở khu vực công. Công tác đấu tranh phòng, chống TN, TC đã tác động tích cực, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này được thể hiện thông qua dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây tăng một cách ấn tượng.

Có được những thành quả đó là do sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu Đảng, quyết tâm cao độ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống TN, TC; sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có trọng trách “tổ chức hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng”.

Luận điệu quen thuộc của các thế lực thù địch

Những nỗ lực, thành quả trong công tác đấu tranh phòng, chống TN, TC của Việt Nam là thực tế khách quan, không thể bác bỏ, thế nhưng một số tổ chức phản động, thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam lại có nhiều bài viết trên một số báo chí nước ngoài, trên các trang mạng xã hội với nội dung xuyên tạc cuộc đấu tranh chống TN, TC, phủ nhận những cố gắng, nỗ lực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Các thế lực thù địch, phản động đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc thành quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. (Ảnh: vtv.vn chụp màn hình)

Các thế lực thù địch, phản động đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc thành quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. (Ảnh: vtv.vn chụp màn hình)

Chúng sử dụng thủ đoạn thu thập các thông tin trong nước về công tác đấu tranh phòng, chống TN, TC, sau đó lồng ghép các thông tin sai sự thật, có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, bôi nhọ lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống TN, TC; cho rằng cuộc đấu tranh chống TN, TC của Đảng ta là “cuộc chiến” giữa các phe phái, thanh trừng nội bộ, tranh giành quyền lực trong lãnh đạo và điều hành đất nước với mục đích cá nhân, không vì lợi ích quốc gia dân tộc và “tay ai cũng nhúng chàm”...

Đồng thời, chúng đưa ra những nhận định trái chiều, bi quan về tình hình Việt Nam.

Đằng sau những tin bài, luận điệu xuyên tạc đó là hệ thống âm mưu của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động như: “Việt Tân”, “Quỹ người Thượng”, “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam”, “Đảng Dân Tộc”, “Đảng Vì Dân”, “Tổ chức Việt Nam tự do”… Đây là các tổ chức phản động do một bộ phận thiểu số người gốc Việt lưu vong tại nước ngoài lập ra, tập hợp nhóm người có tư tưởng phản động, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những thế lực thù địch này vẫn thường dùng nhiều luận điệu khác nhau để xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây hoang mang dư luận, làm giảm niềm tin của người dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phủ nhận những thành quả to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội mà đất nước ta đã đạt được trong những năm qua; kích động tư tưởng chống đối, thái độ thù địch. Đồng thời, tạo lập các hội nhóm chống đối trên không gian mạng, lôi kéo người tham gia, tuyển lựa người vào các tổ chức của chúng cùng tham gia các hoạt động chống phá cách mạng tại Việt Nam.

Nhận diện để không bị kẻ xấu lợi dụng

Trước thực trạng trên, cần một số giải pháp trước mắt nhằm ngăn chặn, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động: Một là, các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường công tác nắm tình hình về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm được các quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, tránh bị các thế lực thù địch lôi kéo hợp tác thực hiện các hoạt động xâm hại đến an ninh quốc gia.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.