Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Đời hay lắm chứ

Nghe nhiều, đọc nhiều về các vụ án, về tội ác, nhiều người trở nên lo lắng, thấy cuộc sống sao mà u ám. Hãy cùng PV trò chuyện với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để thấy rằng, đời hay lắm chứ, đáng sống lắm chứ.

Nghe nhiều, đọc nhiều về các vụ án, về tội ác, nhiều người trở nên lo lắng, thấy cuộc sống sao mà u ám. Hãy cùng PV trò chuyện với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để thấy rằng, đời hay lắm chứ, đáng sống lắm chứ.
Cứ cuống cuồng lên

"Gần đây, chúng ta nói nhiều tới sự gia tăng tội ác trong xã hội khiến tôi lại nhớ đến truyện ngắn "Tội ác và trừng phạt".

Báo chí lâu nay nói hơi nhiều về tội ác. Trong một ngôi nhà, nếu không khí âm u phiền não thì tất cả mọi người sống ở trong đấy sẽ rất nặng nề. "Nghĩ chính phiền não trừ, nghĩ tà phiền não đến. Chính tà đều chẳng thiết, thanh tịnh đến vô cùng...".
 
Phải hiểu những tội ác cũng là một sự thường khi xã hội phát triển. Điều quan trọng là phải biết để tìm cách diệt nó, không thể nào lờ nó đi được. Sẽ còn có những tội ác ghê gớm hơn nữa.
 Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp


Nghe đáng sợ quá!

Đời là bể khổ. Biết vượt qua bể khổ, đấy là lẽ sống đấy. Xã hội mình đang phát triển nhanh, con người lúc nào cũng nôn nóng, vội vàng. Vợ chồng hơi cãi cọ nhau là ly dị. Trẻ con rất hay cáu kỉnh. Ít có những người điềm đạm, bình tĩnh, sống chậm rãi.

Có câu chuyện thế này, một cụ già đào giếng, rồi kéo từng thùng nước lên, có người bảo sao không làm cái ròng rọc cho nhanh và đỡ mệt. Ông bảo, nếu sử dụng cơ khí thì nó sẽ sinh ra cơ tâm, tâm của tôi sẽ sinh ra oái oăm.

Con người ta phải biết sống chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống của mình. Sống có mấy chục năm thôi. Đời hay lắm chứ! Tất cả nghệ thuật là ở chỗ làm sao giữ được sự cân bằng, chứ quá lên là nguy".

Những cái đó thường phải sống gần hết cuộc đời rồi ta mới nghiệm ra được?

Con người ngày nay thường không chịu chiêm nghiệm, không tự quan sát bản thân mình, quan sát mọi người, tất cả cứ cuống cuồng lên, cứ loạn lên, kỹ năng sống cơ bản thì không có. Xã hội cứ xô vào vật chất, lợi lộc. Vì đồng tiền mà hủy hoại bản thân, hủy hoại danh dự, đấy là điều vô nghĩa.

Có phải vì thế mà tội ác gia tăng và ngày càng trẻ hoá?

Nguyên nhân từ sâu xa hơn nhiều, nhưng đấy cũng là một vấn đề. Trường hợp cậu Luyện giết người có rất nhiều nguyên nhân chứ không chỉ có một. Có cái giải thích được, có những cái không giải thích được. Thế giới là hỗn độn, là vô minh. Đám trẻ phạm tội nhiều vì nó không phân biệt được cái hay cái dở, cái đúng cái sai. Đấy là điều rất nguy hiểm, nó làm lẫn lộn tất cả các giá trị.

Ông có cho rằng vì cuộc sống thay đổi, nên các giá trị cũng phải thay đổi?

Đương nhiên. Nhưng có một số giá trị nếu không giữ được sẽ rất nguy. Cần quan tâm đến văn hoá vì đó là một giá trị rường cột. Con người Việt Nam ngày nay đi đâu không cảm giác có quê hương nữa. Xưa đi về thôn xóm làng mạc còn có gia đình, có ngôi đình, ngôi chùa, tự hào về quê hương mình, còn nay thế giới giao hòa, rồi toàn cầu hóa nữa, ở đâu cũng như ở nhà, làm con người mất đi quê hương, mất đi những giá trị nguồn cội của nó. Và điều đấy tưởng như là vớ vẩn nhưng thật kinh khủng. Mất quê hương là mất cội nguồn, mất đi giá trị văn hoá sống.

Trẻ con nói là đúng đấy

Con gái tôi mới học lớp 5, cháu bảo, con không thấy tự hào là người Việt Nam vì người Việt Nam bẩn lắm. Ra đường thì vứt rác, nhổ bậy... Vậy tôi biết dạy nó thế nào đây?

Trẻ con nói là đúng đấy. Nhưng mỗi người phải tự lo thôi, sao hỏi tôi được? Môi trường còn bẩn nữa, xung quanh còn nhếch nhác, bẩn thỉu nữa. Phải dạy con muốn tự hào thì mỗi người phải giữ cho bản thân sạch sẽ, xung quanh mình sạch sẽ, rồi người lớn phải làm gương cho con trẻ. Phải biết giáo hóa lẫn nhau. Phật đã dạy "Muốn giáo hoá người đời. Phải tự có phương tiện. Chớ để họ sinh ngờ. Tự tính liền biểu hiện". Nên biết rằng, khi con người đã phát triển thì rất khó giáo dục.
 
"Nếu có đứa con thích đọc sách thì người cha có thể tương đối yên tâm về cuộc đời, về con đường đi trong cuộc đời của nó."

Nghe có vẻ nghịch lý?

Ngày xưa đơn sơ, bảo ban nhau dễ hơn, con người có thể gặp gỡ nhau nói chuyện rất dễ dàng, nhưng bây giờ từng người trong gia đình nói chuyện với nhau đã rất khó. Vợ chồng cũng còn khó nói chuyện với nhau, bố mẹ rất khó nói chuyện với con cái... Khi xã hội phát triển, internet, các phương tiện... tưởng như con người gần gũi nhưng lại rất khó đối thoại với nhau. Hơi một chút tự ái, hơi một chút xúc phạm là sừng sộ lên ngay, bố nói với con, có khi nó còn trừng mắt lên.

Trẻ con giờ khiếp lắm, nhiều cái mình vừa mới nói nửa câu nó đã hiểu gấp 10. Nó lên Google gõ thì ra hàng đống thông tin, mình bì thế nào được. Xã hội phát triển nhanh đưa lại nhiều cơ hội, nhiều cái tốt cho con người nhưng cũng kéo theo những cái kinh khủng khác.

Đừng chê văn hóa đọc của Việt Nam

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp khoa Sử, Đại học Sư phạm, ông lên Tây Bắc dạy học. Năm 1987, truyện ngắn "Tướng về hưu" được xuất bản đã đưa ông trở thành hiện tượng của văn học Việt Nam. Ông có viết kịch, tiểu thuyết, bút ký, phê bình văn học... nhưng đặc biệt thành công ở mảng truyện ngắn. Những truyện: Tướng về hưu, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê... đã gây được tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước.
Như vậy phát triển chính là nguyên nhân của sự gia tăng tội phạm?

Phát triển thì cái mặt tốt cũng có, mặt xấu cũng có, hay cũng có, dở cũng có. Chúng ta đã lựa chọn thế này thì phải chấp nhận cả cái được và cái mất của nó.

Tôi thấy, đám trẻ ngày nay hơi tí là kêu khổ. Đã ăn thua gì, còn khổ nữa, còn vất vả nữa, còn trầm luân nữa. Trong đạo Phật có Tứ diệu đế: Khổ, tập, diệt, đạo. Phải nhìn ra nỗi khổ, luyện tập chịu được nó, tiêu diệt rồi lúc đó mới đắc đạo. Không làm sao khác được.

Tức là chúng ta chưa có sự chuẩn bị để đón nhận những mặt trái của sự phát triển?

Việt Nam ta từ xưa tới nay vẫn là xứ sở nông nghiệp lạc hậu hiền lành ít va chạm, bây giờ toàn cầu hóa, nhiều thứ ùa vào là bị choáng. Mình có được trang bị đâu. Ví dụ như dùng cái máy giặt thì chỉ biết làm theo hướng dẫn chứ có hiểu nó ra sao đâu. Ở nông thôn thì bán đất mua xe máy, mua ô tô nhưng có biết luật giao thông gì đâu.

Từ xã hội lạc hậu tiến lên phải dần từng bước nếu không thì rất nguy. Nông dân bị lấy đất, đền bù tiền, nếu nhiều còn đầu tư vào làm ăn, chứ ít thì chỉ đủ để xây nhà, mua xe, rồi thanh niên không có việc làm, trình độ không có, suốt ngày đánh bạc, lô đề, sẽ sinh ra những thằng như thằng Luyện. Đám nửa ông nửa thằng đó rất nhiều.

Nhiều vấn đề thế sao lâu nay ông không viết nữa?

Tôi già rồi, 62 tuổi rồi. Sự nghiệp của tôi thế là đã xong rồi, không nên bàn nữa.

Người ta cứ phê phán văn hoá đọc của người Việt Nam, nhưng tôi thấy những cuốn sách hay của nước ngoài, những tác giả như Murakami của Nhật Bản vẫn được đọc rất nhiều ở Việt Nam.

Tôi không tin là đọc nhiều. Nếu tìm hiểu sâu thì thấy nhiều người chỉ giả vờ đọc. Còn đọc thực sự nó khác. Người nào đọc được sách họ sống rất khác. Cái tính chất tự tu dưỡng của việc đọc sách rất cao. Nếu có đứa con thích đọc sách thì người cha có thể tương đối yên tâm về cuộc đời, về con đường đi trong cuộc đời của nó.

Xin cảm ơn ông và chúc ông sức khoẻ. Hy vọng trong thời gian tới đây bạn đọc lại được đón nhận những tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Theo KH&ĐS

Đọc thêm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).
(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc trong ký ức một Anh hùng xe tăng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cùng những người lính xe tăng Lữ đoàn 206 QK4. (Ảnh: BLL Lữ đoàn 273).
(PLVN) - Tôi hỏi ông, ngày cuối cùng của chiến tranh với ông thế nào? Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em. Và việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì”...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.