Nhà tắm công cộng miễn phí chỉ có ở Paris

Có những nhà tắm công cộng, đã được xếp hạng công trình lịch sử
Có những nhà tắm công cộng, đã được xếp hạng công trình lịch sử
(PLO) - Nhiều người cứ ngỡ rằng nhà tắm công cộng không còn tồn tại. Nhưng thực ra, hiện tại Paris, thủ đô nước Pháp vẫn còn 17 nhà tắm công cộng, mỗi năm đón tiếp hơn 1 triệu lượt người sử dụng. Những người tới đây, không chỉ có người vô gia cư, mà còn có nhiều sinh viên, người làm công ăn lương, người hưu trí …

Nhà tắm công cộng ra đời tại Paris từ cuối thế kỷ XIX và được coi là một nơi “xa hoa” trong một thời gian dài. Trong nỗ lực của chính quyền Paris để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tắm gội, vệ sinh thân thể, nhà tắm công cộng được xây dựng ngày càng nhiều trong những năm 1930, nhất là trong các khu phố bình dân. 

Sau Thế chiến thứ hai, điều kiện nhà ở, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện. Các nhà tắm công cộng không còn được ưa chuộng, dần vắng khách. Tới cuối những năm 1990, chỉ có 300 ngàn lượt người sử dụng nhà tắm công cộng của thành phố. 

Tháng 3/2000, Paris quyết định ngưng thu phí sử dụng phòng tắm công cộng, tạo điều kiện cho người có hoàn cảnh khó khăn được tắm gội thường xuyên hơn. Là nơi bị những người có điều kiện kinh tế khá giả cho “rơi vào quên lãng”, chỉ sau ba năm, số người sử dụng nhà tắm công cộng tại Paris - đã tăng lên hơn ba lần, đạt ngưỡng 1 triệu lượt người/năm. Và con số này vẫn không ngừng tăng hàng năm.  

Nhà tắm công cộng và các “khách quen”

Karim, một người làm công ăn lương, có thu nhập, là khách quen của các nhà tắm. Đều đều bốn lần một tuần, anh tới nhà tắm công cộng. Karim chia sẻ: “Tôi biết giờ giấc của tất cả các nhà tắm công cộng của thành phố. Lúc nào tôi cũng mang theo trong túi dầu gội đầu, sữa tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng và dao cạo râu”.  

Có 3/4 số người sử dụng nhà tắm công cộng là nam giới. Phụ nữ chỉ chiếm 1/4. Trẻ có, già có. Có những người do hoàn cảnh tạm thời, đường ống thoát nước bị tắc, bình nóng lạnh bị hỏng, nhà tắm đang được tân trang, hoặc vì một lý do tạm thời nào đó mà phải tới tắm gội ở nhà tắm công cộng.

Như anh Danana, 36 tuổi, là giáo viên dạy bơi. Danana từ Lyon tới Paris để làm việc trong vòng sáu tháng. Trong lúc chờ đợi thuê nhà của một người bạn, anh ngủ tạm trong xe hơi và tắm ở nhà tắm công cộng. 

Nhưng cũng có nhiều người là “khách quen lâu năm” của nhà tắm công cộng ở Paris vì nhà không có phòng tắm, không có vòi hoa sen, không có chỗ nào để tắm gội cả, hay nhà tắm quá chật chội, không tiện nghi, hay chi phí nước nóng quá đắt đỏ … Với thu nhập hạn hẹp, nhiều người cũng không đủ tiền để lắp phòng tắm. Họ chọn giải pháp đi nhà tắm công cộng đều đặn, có người ngày nào cũng đi như vậy.

Mỗi nhà tắm công cộng có hàng chục phòng tắm riêng
Mỗi nhà tắm công cộng có hàng chục phòng tắm riêng

Phần lớn các nhà tắm công cộng đều nằm ở phía tây Paris. Quận XIX và XX có nhiều nhà tắm nhất, mỗi quận có tới ba nhà tắm. Một trong những nhà tắm công cộng đông khách nhất Paris là “B.D des Haies”, nằm ở phố Les Haies, quận 20, phía tây Paris. Được xây vào năm 1928, bên ngoài lát gạch đỏ, “B.D des Haies” được xếp hạng công trình lịch sử từ năm 2005.

Mỗi tháng, “B.D des Haies” phục vụ tới 7.500 lượt người, sử dụng hết 500m3 nước. Trong nhà tắm, thường có tiếng nhạc phát ra từ một chiếc radio và nhà tắm đương nhiên là có mùi thuốc khử trùng như trong bệnh viện hay bể bơi. Nền nhà tắm được lát bằng gạch đá hoa màu trắng. 

Sáng sớm, “B.D des Haies” còn chưa tới giờ mở cửa, nhưng đã có khoảng 10 người đến xếp hàng chờ sẵn bên ngoài. “Xin chào, Xin mời người tiếp theo, Cảm ơn, Tạm biệt”… là những câu nói thường xuyên được nghe thấy tại đây.

Có 49 phòng tắm và nhiều phòng vệ sinh, nhưng vào những ngày đông khách, có khi những người tới đây phải đợi tới 45 phút mới tới lượt tắm, nhất là vào ngày Chủ nhật, vì nhà tắm chỉ mở cửa vào buổi sáng. 

Mỗi phòng tắm có một vòi hoa sen, một chiếc ghế và một chiếc gương. Từ khi được sửa sang vào năm 2012, “B.D des Haies” còn có 4 phòng tắm ở tầng trệt, trong đó có phòng dành cho người tàn tật hoặc những người đi lại khó khăn và một phòng tắm gia đình với hai vòi hoa sen, hai ghế băng và một chiếc gương. 

Niềm vui giúp người có hoàn cảnh khó khăn

Nhà tắm miễn phí, nhưng có những quy định phải tuân thủ. Cứ mỗi khi có người vào phòng tắm, nhân viên nhà tắm lại dùng phấn trắng ghi giờ lên tấm bảng đen treo bên ngoài cánh cửa sơn màu đỏ. Một nhân viên giải thích: “Chúng tôi ghi giờ mỗi khi có một người bước vào phòng tắm vì thời gian mỗi lần tắm được giới hạn là 20 phút”.

Mỗi người tới tắm được sử dụng phòng tắm 20 phút, và không mất tiền
Mỗi người tới tắm được sử dụng phòng tắm 20 phút, và không mất tiền

Nhưng vào những hôm không đông khách thì các nhân viên để cho mọi người được tắm lâu hơn một chút. Sau mỗi lượt sử dụng, phòng tắm lại được vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ.

Cô Rachelle là một khuôn mặt quen thuộc với các nhân viên nhà tắm công cộng này. Cô là một diễn viên. Cô chia sẻ: “Cứ khi nào có thể là tôi tới đây. Thường là hai lần/tuần. Tôi không có phòng tắm ở nhà.

Trước đây, tôi sống trong một căn hộ. Nhưng sau này, vì có một số khó khăn, tôi phải chuyển khỏi căn hộ. Hiện tôi sống trong một căn phòng trên tầng gác sát mái. Và đương nhiên, phòng gác mái thì không có phòng tắm, cũng giống như nhiều căn phòng khác ở Paris”.  

Và cô Rachelle phải ghi nhớ giờ mở cửa của các nhà tắm công cộng: “Tôi luôn đi dạo với một chiếc ba lô, một cục xa bông nhỏ và một bộ quần áo sạch để thay, vì có nhiều nhà tắm trong Paris”. Trong khi cô Rachelle tắm gội, các phòng bên cạnh không vắng bóng người.

Thi thoảng, người ta còn thấy có gia đình đông người cùng đi đến nhà tắm công một lúc. Sau khi tắm gội xong, Rachelle nói: “Tuyệt vời. Nhưng phải thật khẩn trương vì chỉ có 20 phút thôi, từ lúc thay quần áo cũ đến lúc mặc xong quần áo sạch”.  

Roahelle luôn cố tỏ ra lạc quan, nụ cười nở trên môi. Cô làm việc rất nhiều, nhưng với các đồng nghiệp, cô không dám kể về việc tắm ở nhà tắm công cộng. Cô giải thích: “Tôi nghĩ nhiều người không hiểu đâu. Nếu tôi nói là đi tắm ở nhà tắm công cộng, họ sẽ hỏi: “Thật à? Chị không có phòng tắm ở nhà à?”. Tôi sẽ trả lời: “Không, tôi không có”. Rồi họ sẽ lại nói tiếp: “Vậy thì sao chị không xin thuê nhà cho người thu nhập thấp. Chị chỉ cần làm thế này, chỉ cần làm thế kia thôi”… Nhưng mọi chuyện đâu có đơn giản thế. Không hề đơn giản chút nào”. 

Nhà tắm công cộng ra đời tại Paris từ cuối thế kỷ XIX và từng được coi là một nơi “xa hoa” trong một thời gian dài
 Nhà tắm công cộng ra đời tại Paris từ cuối thế kỷ XIX và từng được coi là một nơi “xa hoa” trong một thời gian dài

Đối với bà Malika Bochichite, đến nhà tắm công cộng không chỉ là để tắm gội: “Với tôi, điều này là rất quan trọng, vì tôi là một phụ nữ đã 58 tuổi rồi. Đó cũng là để chăm sóc bản thân. Và tôi có cảm giác đây như là nhà mình, gia đình mình vậy. Điều này rất tốt cho tôi”. 

Mỗi lần bà tới đây, những người gác cửa, nhân viên đón tiếp, vệ sinh nhà tắm chuyện trò, thăm hỏi bà. Họ đã trở nên thân quen, gắn bó với nhau như những người bạn, để có thể trêu đùa nhau rất thoải mái. Điều này khiến Malika Bochichite cảm thấy được an ủi rất nhiều về mặt tinh thần. 

Ông Henri, 48 tuổi, sống ở Ivry-sur-Seine, vùng Val de Marne, ngoại ô Paris. Với ông, chi phí dùng nước nóng ở nhà là quá cao, nên ông thường đi tắm ở nhà tắm công cộng của quận V, Paris. Ông chia sẻ: “Tôi tới đây ba lần/tuần. Tôi thích tới đây. Cứ như là khi tôi có một đức tin, như khi tôi đi nhà thờ vậy. Điều đó giúp tôi rất nhiều. Hơn nữa, tôi rất yêu quý mọi người ở đây”.  

Nhiều nhân viên thành phố làm việc tại các nhà tắm công cộng của Paris cho biết mặc dù môi trường công việc vất vả, nhưng họ rất gắn bó với “khách hàng”. Một nhân viên tên là James tâm sự: “Đó là những người chúng tôi gặp hàng ngày, vì thế họ như anh, chị em của chúng tôi vậy. Nhà tắm công cộng cũng giống như gia đình”.

Còn cô Saadia nói công việc ở nhà tắm công cộng là mang lại niềm vui cho mọi người, bằng nụ cười và sự đón tiếp niềm nở. Điều đó giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn tự tin hơn, để có thể vững bước trong cuộc sống vốn luôn có nhiều trở ngại.

Đọc thêm

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.