Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong dòng chảy lịch sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Ảnh: Tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) -  Trong dòng chảy lịch sử oai hùng ngàn năm của đất Việt, dựng xây một quốc gia giàu mạnh và tự cường là khát vọng cháy bỏng. Trong những tri thức về đạo trị quốc, an dân mà ông cha ta để lại, đề cao đúng mức vai trò của pháp luật là một bài học quý.

1. Hơn 2.000 năm trước, người Việt đã có các quy định pháp luật với bản sắc riêng của mình. Trong thời phong kiến, đã có những vị vua anh minh như Lý Thái Tông (1000-1054) đặt ra các bộ luật nhằm giảm sự phiền nhiễu trong kiện tụng cho dân, tránh để xảy ra oan uổng, đồng thời giúp cho phép xử án được bằng thẳng rõ ràng. Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có công san định luật lệ, ban hành Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng, vừa để “trừ kẻ gian”, vừa khoan dung với phụ nữ, trẻ em, người già, người yếu thế theo đạo lý truyền thống dân tộc Việt.

Mặc dù vậy, chế độ phong kiến không đưa được dân tộc Việt đến bến bờ phồn vinh và hạnh phúc thực sự. Những tháng năm cuối của chế độ ấy phải chứng kiến cảnh đất nước ta thành thuộc địa của thực dân.

Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ.

Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ.

2. Trong đêm đen của ách thực dân nửa phong kiến, lớp lớp người Việt đã không ngừng đứng dậy đấu tranh với hi vọng giành lại nền độc lập, tự do cho tổ quốc. Trong tiến trình vận động lịch sử ấy, với lòng yêu nước và thương dân nồng nàn, bằng trí tuệ thiên tài và mẫn cảm chính trị nhạy bén, thông tỏ thời cuộc, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc. Người đã cùng các đồng chí của mình trong Đảng lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên bước đường cứu nước, ngay từ những ngày còn hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của “thần linh pháp quyền” trong việc thiết lập nền công lý cho một quốc gia phát triển. Nhất quán tư tưởng này, ngay khi nước nhà giành được độc lập, trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc trước quốc dân, đồng bào vào ngày 2/9/1945, Người đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, suy rộng ra, “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”.

Chỉ một ngày sau đó, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”.

Trong suốt 24 năm sau đó (1945-1969), với tư cách người đứng đầu nhà nước, Người đã trực tiếp lãnh đạo quá trình xây dựng một “chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân” trên nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân để bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

3. Trải qua cuộc trường chinh gian khổ của lịch sử, năm 1975 nước nhà đã thực sự thống nhất, và đến năm 1986, Đảng ta phát động công cuộc Đổi mới vĩ đại, từng bước hoàn thiện mô hình phát triển phù hợp hơn với thực tiễn đất nước trong bối cảnh mới.

Khi Việt Nam đã áp dụng cơ chế thị trường, nhu cầu xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, chuyển phương thức quản lý, điều hành từ chủ yếu dựa trên mệnh lệnh hành chính, quan liêu sang dựa trên luật lệ và tuân thủ quy luật thị trường ngày càng trở nên cấp thiết. Đây cũng chính là một trong những tiền đề khách quan để Đảng ta chính thức đề ra chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ năm 1994.

Càng đi sâu vào cải cách, đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, chủ trương đó của Đảng càng chứng minh được tính đúng đắn của mình. Chính vì thế, chủ trương ấy không chỉ được khẳng định nhất quán trong văn kiện của tất cả các kỳ Đại hội Đảng sau này, mà bản thân nội dung này cũng không ngừng được bổ sung, phát triển.

Trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vào năm 2001, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức được hiến định. Năm 2011, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển) của Đảng ta chính thức xác định một trong 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng chính là phải có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chủ trương ấy đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013.

4. Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn công phu, nhất là tổng kết quá trình thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW (năm 2005) của Bộ Chính trị về các chiến lược pháp luật và chiến lược cải cách tư pháp, cùng các chủ trương có liên quan, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn đất nước và xu thế phát triển của thời đại, kế thừa những thành tựu đã đạt được, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có rất nhiều nội dung, yêu cầu mới, quan trọng. Có thể nói, một thiết kế tổng thể nhất về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được hình thành, dựa trên quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn công phu, đầy trách nhiệm và trí tuệ của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, nhà hoạt động thực tiễn và trí tuệ của nhân dân. Điều đó thể hiện rõ nhất trong mục tiêu, 5 quan điểm chỉ đạo, 8 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.

5. Theo nội dung của Nghị quyết, Đảng ta chủ trương: Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo… tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

Đây là những yêu cầu cao hơn về chất so với các chủ trương hiện hành, nhất là yêu cầu bảo đảm tính “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, ổn định, dễ tiếp cận” của hệ thống pháp luật. Nghị quyết chủ trương “đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, …bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”.

Điều này đòi hỏi phải coi trọng công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời với chế tài tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, theo cách thức ít tốn kém nhất. Tính nhất quán trong thực hiện pháp luật đòi hỏi các vụ việc có tình tiết tương tự nhau phải được xử lý theo cách thức và hệ quả pháp lý tương tự nhau.

Trong khí thế của những ngày Xuân năm mới 2023, chuẩn bị chào đón sinh nhật của Đảng ta, trong điều kiện chưa bao giờ đất nước ta có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, càng nghiên cứu kỹ để hiểu thấu nội dung, tinh thần Nghị quyết của Trung ương trong dòng chảy lịch sử, chúng ta càng tin tưởng vững chắc rằng, cùng với các chủ trương có liên quan của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW là cơ sở chính trị hàng đầu để Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, “lấy con người là trung tâm”, “thượng tôn Hiến pháp và pháp luật”, tạo động lực mới phát triển nhanh và bền vững đất nước, vì phồn vinh và hạnh phúc của Nhân dân, vì tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

TS. Nguyễn Văn Cương

Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

Đọc thêm

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).