Nhà nước cứ "bơm" tiền, dễ "đục nước béo cò"?

"Giả định ngân hàng Trung ương tăng tín dụng 12%, từ nay đến cuối năm mỗi tháng "bơm" thị trường 50.000 tỷ. Nếu cộng cả ngân sách, cộng cả tín dụng, mỗi tháng hơn 70.000 tỷ "bơm" thị trường... Chỗ nghẽn là ở đó. "Cục máu đông" đó là nợ xấu ngân hàng, nếu không làm xẹp đi cục máu đông này, nền kinh tế không hấp thụ được", TS. Trần Du Lịch phân tích.

Tăng trưởng thấp có thực sự là nguy cơ suy giảm kinh tế, chính sách nào thiết thực để "cứu" DN và có nên dành nhiều "ưu ái" cho DNNN... Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội, TS. Trần Du Lịch - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, trao đổi về những vấn đề này.

ông Trần Du Lịch
Ông Trần Du Lịch
Tình huống xấu , phải chọn cái ít xấu hơn
Thưa ông, kinh tế khó khăn, DN phá sản hàng loạt, tăng trưởng đạt thấp...nhưng phát biểu trên diễn đàn Quốc hội, ông vẫn tỏ ra khá lạc quan?
- Đúng là tuy gặp khó khăn nhưng nhìn tổng thể thì so với những vấn đề kinh tế đặt ra của đầu năm 2011 khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 và Kết luận 02 của Bộ Chính trị thì có điểm hy vọng : Kinh tế Quý I tăng 4%, xuất khẩu tăng 25% và chỉ số giá cả thấp nhất trong thời gian qua, tức là 5 tháng tăng 2,78%, ở đây vấn đề nổi lên đó là những kết quả của việc kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô thực thi năm 2011 với các chính sách.
Mục tiêu công cụ là giảm nhanh tổng cầu của nền kinh tế, nhưng dường như chúng ta giảm quá nhanh mà nhiều ý kiến đã đề cập trong đó liên quan đến khối lượng tiền tệ và chi tiêu là 2 vấn đề lớn nhất của tổng cầu. Do đó kéo giá cả xuống, khi giá cả giảm là mừng nhưng giảm do tổng cầu giảm thì nguy cơ chu kỳ sau tăng lại là rất nhạy cảm. Do đó, tôi nghĩ rằng chúng ta phải dự báo để kích thích thị trường, giải quyết khó khăn nhưng không gây nguy cơ lạm phát. 
- Khi tăng trưởng đạt thấp, nhiều ý kiến cho rằng cần phải "hy sinh" nó trong mối quan hệ với lạm phát?
- Tôi không đồng tình với một số quan điểm lúc này bảo rằng hy sinh tăng trưởng, lúc kia bảo là hy sinh lạm phát. Bốn mục tiêu kinh tế vĩ mô mọi Nhà nước phải tiến hành một cách đồng bộ, đó là tăng trưởng liên tục, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, tạo việc làm, tăng xuất khẩu, tạo cơ sở cho tăng ngoại tệ, bảo vệ đồng tiền.
Trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ chúng ta giải quyết mối quan hệ hài hòa như Nghị quyết kỳ họp thứ hai của Quốc hội giữa lạm phát tăng trưởng ở mức con số lạm phát và tăng trưởng hợp lý. Từ nay đến cuối năm các chính sách hướng tới nếu chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng không được kế hoạch là 6%, chỉ khoảng 5,5% là hợp lý, chỉ số giá cả khoảng 8%. Dĩ nhiên lạm phát là 8% cao, ảnh hưởng đến đời sống nhưng trong tình huống xấu thì chọn cái ít xấu nhất, không có cách nào khác.
Làm sao kinh tế phải hấp thụ được?
- Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, Chính phủ đã có nhiều giải pháp, mới đây là gói hỗ trợ thị trường 29 ngàn tỷ. Gói này so với gói của năm 2009 có khác nhau?
- Hoàn toàn khác, vì đây là gói hỗ trợ thị trường trong kế hoạch chứ không phải kích thích thị trường như gói cứu trợ của năm 2009. Vấn đề là giảm phát hiện nay là do sức mua giảm và nếu không kéo chu kỳ sau nó tăng lại thì nguy hiểm hơn. 
Tôi rất ủng hộ giải pháp 29 ngàn tỷ của Chính phủ, tuy nhiên, tôi đề nghị Quốc hội cùng Chính phủ có thể sửa luật hay làm cách nào đó cho một tín hiệu rõ với thị trường rằng sau kỳ họp thứ 3 này, sẽ giảm thuế thu nhập DN từ 25% xuống 20% để tạo niềm tin cho DN. Tôi nghĩ trước sau cũng phải giảm, đây là thời điểm giảm có hiệu quả nhất. 
-Lại nói đến chính sách giảm thuế, nhiều ý kiến cho rằng chủ trương là rất tốt, song thực sự nếu không tính toán kỹ thì nó chỉ đến được với DN làm ăn có lãi (mà số này ước tính chỉ khoảng 1/3), còn DN thực sự khó khăn thì không được thụ hưởng?
- Nói đi phải nói lại. Kinh tế thị trường thì nhà nước không thể làm thay thị trường được, DN phải tự vận động. Vì DN cứ vay ngắn hạn đầu tư cho trung dài hạn, vung tay quá trán thì kêu nhà nước sao được, anh phải sòng phẳng chứ. Lúc anh vung tay quá trán, toàn tay không bắt giặc, bây giờ anh khó khăn thì lại kêu nhà nước là không được.
- Ông từng quan ngại trong chính sách tiền tệ, nếu cứ dùng nhiều tiền để “bơm” cho thị trường thì nền kinh tế khả năng không hấp thụ được. Đâu là cơ sở của nhận định này, thưa ông?
- Tôi giả định ngân hàng Trung ương làm sao tăng tín dụng 12% thôi, từ nay đến cuối năm mỗi tháng bơm thị trường 50.000 tỷ. Vấn đề đặt ra nếu cộng cả ngân sách, cộng cả tín dụng, mỗi tháng hơn 70.000 tỷ bơm thị trường, nền kinh tế không hấp thụ được. Vậy chỗ nghẽn là ở đó. Cục máu đông đó là nợ xấu ngân hàng, nếu không làm xẹp đi cục máu đông này, nền kinh tế không hấp thụ được. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với ngân hàng nhà nước là tái cấu trúc. Trong tái cấu trúc, phải giải quyết một cách dứt khoát, vấn đề là đừng để ai làm "đục nước béo cò".
- Có vốn, nhưng giải ngân cũng là vấn đề quan trọng, nhiều ngành, địa phương kêu chuyện giải ngân không kịp gây những hệ lụy không đáng có, ông thấy sao? 
- Theo Báo cáo của Bộ Tài chính tới thời điểm này, giải ngân đầu tư theo kế hoạch Quốc hội 5 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng giải ngân 12.700 tỷ, nhưng chúng tôi dự kiến theo kế hoạch từ nay đến cuối năm giải ngân theo đúng kế hoạch mỗi tháng có thể giải ngân đến 15.700 tỷ. Riêng về trái phiếu Chính phủ, giải ngân được 7.100 tỷ, bình quân thời gian còn lại có thể giải ngân được 5.700 tỷ một tháng.
Như vậy, từ nay đến cuối năm riêng ngân sách trong phạm vi kế hoạch cho phép có thể giải ngân đến 21.000 tỷ mỗi tháng. Vấn đề đặt ra là làm sao thực hiện một cách hiệu quả kích thích thị trường đừng để tình trạng bây giờ không có tiền, cuối năm dồn lại gây lạm phát năm sau. Đó là vấn đề về dư địa chính sách tài khóa.
Phải công khai, minh bạch trong sử dụng vốn Nhà nước
-Thưa ông, dư luận xã hội thời gian qua đặc biệt quan tâm đến những sai phạm  xảy ra tại một số tập đoàn, TCty nhà nước. Phải chăng cơ chế pháp lý của chúng ta đang có vấn đề?
- Tôi đã nói nhiều lần, chúng ta thiếu cơ chế quản lý, thiếu cơ chế giám sát hoạt động của các tổ chức kinh tế sử dụng vốn nhà nước, chưa rõ trách nhiệm của người đứng đầu…, vì thế nên có một đạo luật để kịp thời điều chỉnh những vấn đề này, trong đó giao Quốc hội thẩm quyền giám sát. Sử dụng tiền từ ngân sách là vốn sở hữu toàn dân, Quốc hội là cơ quan giám sát cao nhất mà không biết việc sử dụng đồng vốn đó như thế nào để công khai cho dư luận thì rõ ràng là bất cập rồi.
Khi chưa có luật, biện pháp trước mắt tôi đề nghị Chính phủ với tư cách là người đại diện chủ sở hữu cao nhất, yêu cầu các tổ chức kinh tế này phải công khai minh bạch những hoạt động giống như các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây là một cơ chế để xã hội, người dân giám sát hoạt động của nó.
-Theo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế Chính phủ trình Quốc hội, ưu tiên tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn, TCty nhà nước. Có nên không thưa ông và làm thế nào để việc sử dụng đồng vốn hiệu quả?
- Tái cấu trúc nhưng phải đánh giá từng tổ chức kinh tế một, bắt đầu phải từ mục tiêu rõ ràng anh ra đời để làm gì. Tôi là một TCty, tập đoàn về lĩnh vực đó, nhiệm vụ của tôi không phải là đi kiếm lợi nhuận về cho Nhà nước mà tôi thúc đẩy quá trình tái cấu trúc kinh tế. 
Thực tế thì thị trường cũng có những khuyết tật phải bổ khuyết. Nhiều lĩnh vực thị trường không hấp dẫn nên không ai muốn làm, nếu Nhà nước làm sẽ mở đường cho các DN khác đầu tư chứ không phải là độc quyền bằng đặc quyền rồi lại gây thất thoát, lãng phí cho nền kinh tế. Khi đánh giá hiệu quả của nó phải dựa trên tiêu chí đó chứ không thể đánh giá như hiện nay. Cái này phải thay đổi nhiều thứ, từ cơ chế mà đi. 
- Từ sự cố của Vinashin, Vinalines, đề án tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế, Chính phủ vẫn ưu tiên lực chọn ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển, ông có cho rằng sự lựa chọn này là hợp lý?
- Chúng ta phải tách biệt hai vấn đề. Việt Nam là nước có bờ biển dài, là cánh cửa nhìn ra thế giới. Kinh tế biển là lợi thế không phải quốc gia nào cũng có. Phát triển đóng tàu, vận tải hàng hải là những ngành mang tính chiến lược quốc gia.
Chỉ tiếc rằng, chúng ta thiếu chính sách cho các thành phần kinh tế tham gia, chỉ tập trung dồn cho một số tập đoàn kinh tế nhà nước. Còn việc các tập đoàn làm ăn thua lỗ là chuyện riêng, nếu chúng ta nhìn các tập đoàn mà bi quan với ngành đó là không nên. Rất tiếc, trong đề án này chưa đưa ra giải pháp cụ thể để phát triển, trong đó có kinh tế biển
- Xin cảm ơn ông!
Bình An (thực hiện)

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...