Nguy hiểm khi trẻ hóc đậu phộng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hạt đậu phộng (hạt lạc - PV) ở lâu trong đường thở bị ngấm nước nên mủn đi, gắp ra bị bể vụn thành nhiều mảnh. Các bác sĩ phải rất cố gắng gắp trọn những mạnh vụn còn sót lại, nhẹ nhàng bơm rửa giả mạc nơi hạt đậu bám, cầm máu cho trẻ...

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) mới tiếp nhận bé L.T.B. (18 tháng tuổi, ngụ tại quận Bình Tân) nhập viện trong tình trạng ho khan nặng tiếng hai ngày, rồi dần kéo tràng dài, sặc sụa tím tái.

Trước ngày nhập viện người lớn trong nhà có ăn đậu phộng, không rõ B. có ăn không, sau đó bé luôn bị ho dai dẳng kèm ói ra đàm nhớt, có lúc kèm sốt.

Người nhà đã cho bé đi khám nhiều lần nhưng đều được chẩn đoán là viêm phế quản. B. đã được cho uống nhiều loại thuốc nhưng tình trạng ho vẫn không dứt. Các bác sĩ nghi ngờ bé có dị vật trong đường thở nên đã tiến hành chụp phim phổi cho B. Kết quả cho thấy B. bị tắc nghẽn hoàn toàn phế quản gốc phổi trái, gây ứ khí phổi trái.

Trước tình hình đó, bệnh nhân được nội soi phế quản ngay sau đó. Kết quả nội soi phế quản cho thấy có dị vật nghi là hạt đậu phộng ở nhánh phế quản gốc trái.

BS Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chia sẻ, quá trình gắp dị vật cho bé gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng ống soi mềm kết hợp với ống soi cứng. Cùng với đó, hạt đậu phộng ở lâu trong đường thở bị ngấm nước nên mủn đi, gắp ra bị bể vụn thành nhiều mảnh. Tuy nhiên, các bác sĩ đã rất cố gắng gắp trọn những mạnh vụn còn sót lại, nhẹ nhàng bơm rửa giả mạc nơi hạt đậu bám, cầm máu và kết thúc thủ thuật".

Hiện sức khỏe của B. đang ổn định dần. Tuy nhiên, B. vẫn cần phải sử dụng kháng sinh trị viêm phổi và thực hiện vật lý trị liệu sau đó.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mắc dị vật đường thở do hít sặc rất phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ thường có xu hướng cho các vật cầm nắm được bỏ vào miệng, sau đó hít sặc vào đường thở.

Quá nửa các trường hợp dị vật bị sặc là các loại đậu hạt nhỏ, đặc biệt là đậu phộng, trái cây nhỏ cắt hạt lựu và các loại đồ chơi nhiều tiểu tiết nhỏ, vụn vỡ... Những dị vật có hình dạng tròn cũng rất nguy hiểm đối với trẻ do nó có thể gây bít hoàn toàn đường thở, gây ngạt thở cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những trường hợp sặc dị vật bị bỏ quên có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi tái đi tái lại, sốt, ho kéo dài, ho ra máu, xẹp phổi

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khi phát hiện trẻ hít sặc dị vật phụ huynh nên tiếp tục để cho trẻ ho nhằm tống dị vật ra ngoài.

Tuyệt đối không móc họng cho trẻ ói vì hành động này có nguy cơ đẩy dị vật vào sâu trong đường thở hơn hoặc làm cho dị vật đang từ bít đường thở không hoàn toàn trở thành bít đường thở hoàn toàn, khiến trẻ bị ngạt.

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay đầu hơi chúc xuống, tay còn lại hơi khum vỗ mạnh vào lưng trẻ vùng giữa 2 xương bả vai.

Trẻ lớn hơn có thể đặt nằm ngửa xuống đất, hai bàn tay người cứu nạn chồng lên nhau để ở vùng bụng dưới mũi ức (vùng thượng vị) đè ép xuống nhiều lần.

Đối với trẻ lớn và người lớn thì ta có thể đứng phía sau lưng họ, hai bàn tay nắm lại vào nhau ấn thốc mạnh vào vùng thượng vị theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau.

Cùng với đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh không cho trẻ cầm nắm, chơi đùa với các vật có kích thước nhỏ. Không nên cho trẻ cười giỡn trong lúc ăn để tránh để xảy ra các trường hợp hít sặc đáng tiếc.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.