Hiểm họa khi đeo khẩu trang trên cằm cánh tay

0:00 / 0:00
0:00
Đeo khẩu trang trên cánh tay, khuỷu tay hoặc cằm có thể làm lây lan virus từ môi trường lên mắt, mũi, miệng của người dùng.

COVID-19 suy yếu nhưng quy định về khẩu trang chưa được nới lỏng, nhiều người "chống chế" bằng cách đeo khẩu trang ở cằm, móc tạm vào khuỷu tay hoặc cánh tay. Theo các chuyên gia, thói quen này tiềm ẩn nhiều hiểm họa, làm lây lan không chỉ nCoV mà còn nhiều loại virus khác.

"Đeo khẩu trang ở khuỷu tay hoặc cằm đều là thói quen xấu, đi ngược lại với mục đích cốt lõi của khẩu trang là bảo vệ hoặc giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật", tiến sĩ Grace Huang, bác sĩ đa khoa của Phòng khám DTAP, Singapore, cho biết.

Tiến sĩ Catherine Ong, chuyên gia tư vấn về các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho biết các bề mặt của khẩu trang chứa vi khuẩn. "Đối với người mắc bệnh, các hạt virus sẽ tích tụ trên bề mặt tiếp xúc với da".

Trong quá trình sử dụng, khẩu trang trở nên ẩm ướt vì chứa các giọt khí dung hô hấp. Mặt trong của khẩu trang lúc này là môi trường lý tưởng để virus tồn tại và sinh sôi.

Theo tiến sĩ Huang, mặt ngoài khẩu trang cũng "không khá hơn", bởi nó được bao phủ bởi vi khuẩn, virus và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.

"Khi bạn kéo khẩu trang xuống dưới cằm, bề mặt bên ngoài có thể tiếp xúc với mặt, cụ thể là môi dưới của bạn, khiến các mầm bệnh lây lan trực tiếp vào miệng", tiến sĩ Huang nói.

Nhiều người có thói quen đeo khẩu trang ở cánh tay vì tiện lợi. Ảnh: Freepik

Đeo khẩu trang ở khuỷu hoặc cánh tay khá tiện lợi, song tiến sĩ Huang cho rằng không nên làm điều này khi đang tập thể dục hoặc vận động mạnh. Thói quen có thể khiến các loại virus khác từ cánh tay, bàn tay, mồ hôi tiếp xúc với mắt, mũi và miệng. Ngược lại, những người đang mắc bệnh sẽ làm lây lan virus ra cộng đồng.

"Bạn đang mang virus từ cánh tay, vốn chạm vào nhiều nơi, lên mũi, miệng của mình", tiến sĩ Huang nói.

Theo tiến sĩ Huang, khẩu trang vải tái sử dụng không có khả năng chống thấm, có thể dễ dàng thấm hút mồ hôi hoặc chất lỏng tiếp xúc. Những chiếc khẩu trang lúc này như "bọt biển", hút chất lỏng trên cánh tay hoặc cằm và chuyển thẳng vào miệng, mũi khi đeo trở lại.

Theo bà, lựa chọn tốt nhất để giữ khẩu trang khi không dùng đến là đựng trong một chiếc túi sạch, có thể là túi zip nhỏ, nhét được vào túi xách lớn.

Một số người còn có thói quen để khẩu trang trên điện thoại hoặc ví tiền, thay vì đặt trực tiếp lên mặt bàn. "Ví và điện thoại có lẽ là một trong những vật dụng bẩn nhất. Chúng ta chạm vào các bề mặt khác nhau, sau đó lại bấm điện thoại hoặc cầm ví, khiến các loại vi khuẩn dính vào. Lựa chọn nhất là đem theo hộp đựng sạch, để chúng không tiếp xúc với bụi bẩn và mầm bệnh bên ngoài", bà Huang nói.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…