Bé gái nát bàn chân vì cổng trượt tự động

Bàn chân dập nát do bị kẹt cửa của bệnh nhi - Ảnh: BVCC
Bàn chân dập nát do bị kẹt cửa của bệnh nhi - Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đứng đu bám lên chiếc cửa trượt tự động ở nhà, một bé gái 28 tháng tuổi ở Hà Nội bị kẹt dập nát bàn chân.

Khoa Chỉnh hình Nhi – Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhi bị tai nạn thương tích do cổng trượt tự động tại gia đình gây ra.

Trường hợp nhập viện gần đây nhất là bệnh nhi D.P (28 tháng tuổi, ở Hà Nội) vào viện trong tình trạng bàn chân phải bị dập nát do chân bị kẹp vào cổng trượt tự động của gia đình.

Bố của bệnh nhi cho biết, gia đình có lắp cổng trượt tự động để có thể ở trong nhà điều khiển từ xa. Tuy nhiên, buổi tối trước khi trẻ nhập viện, gia đình đang ăn cơm thì có người quen dẫn con qua nhà chơi. Lúc này chị gái 9 tuổi của bé bấm nút mở cửa. Tò mò với chiếc cửa tự động trượt đi trượt lại, bé gái hơn 2 tuổi đứng bám lên đu theo cổng.

Nghe tiếng con khóc, mọi người chạy đến đã thấy chân con bị kẹt vào cổng. "Ngay sau tai nạn của con, gia đình tôi đã tháo ngay cổng để tránh xảy ra tai nạn tương tự về sau", bố bệnh nhi chia sẻ thêm.

BS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi tại khoa Cấp cứu chống độc, các bác sĩ lập tức thăm khám cho bệnh nhi và hội chẩn chuyên môn với lãnh đạo khoa Chỉnh hình nhi.

Các bác sĩ xác định bàn chân phải của trẻ bị dập nát, vỡ 2 cổ xương bàn II- III, đứt gân duỗi ngón I-II-III, khuyết hổng da lộ gân mu chân. Bệnh nhi nhanh chóng được đưa vào phòng phẫu thuật xử trí bằng cắt lọc vết thương hoại tử, bỏ mô dập nát. Nối lại và phục hồi gân, mạch máu…để giữ lại bàn chân cả về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ.

Sau phẫu thuật, hiện trẻ đã ổn định. Tuy nhiên, do bàn chân bị dập nát phần gân cơ nên sau này bệnh nhi phải tập vật lý trị liệu để phục hồi dần dần.

Cũng theo BS Hoàng cửa, cổng trượt tự động hiện nay không còn là thuật ngữ xa lạ đối với nhiều người. Với sự phát triển của thiết bị hiện đại thông minh tiện lợi thì cổng trượt điều khiển tự động ngày càng được nhiều người biết đến và lắp đặt. Thế nhưng, chắc chắn hầu hết chúng ta đều sẽ không ngờ trước được rằng những cánh cửa này có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm vô cùng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, do bản tính tò mò, hiếu động, nghịch ngợm thích khám phá xung quanh.

“Đối với trường hợp của bệnh nhi trên nguyên nhân khiến trẻ bị tai nạn là do cổng trượt tự động của gia đình bệnh nhi lắp sai cảm biến hồng ngoại ra phía ngoài, mà không lắp vào bên trong để cảm nhận người hay xe tới gần để dừng đóng mở”, BS Hoàng cho hay.

Những lưu ý an toàn để cha mẹ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

BS Nguyễn Vũ Hoàng cho rằng, để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè, các bậc cha, mẹ cần quan tâm đến con em mình ở mọi lứa tuổi. Chú trọng đến các chương trình an toàn cho trẻ tại gia đình và cộng đồng.

Nếu gia đình sử dụng cửa, cổng tự động, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên:

- Lưu ý chất lượng cửa tự động mà gia đình sử dụng, nên chọn các thương hiệu cửa cuốn uy tín, chất lượng cao.

- Nên lắp thêm thiết bị tự động thông minh, chúng biết dừng và báo động khi gặp vật cản.

- Nên lắp cảm biến hồng ngoại nhận diện vào bên trong cổng, không lắp bên ngoài, để khi trẻ từ trong nhà tới gần thì đèn hồng ngoại nhận diện phát hiện và dừng cổng chạy trên ray kịp thời.

- Trong khi sử dụng cửa, cổng tự động, cha mẹ cần tuyệt đối trông chừng trẻ nhỏ. Cha mẹ nên chú ý quan sát kỹ các vật cản khi điều khiển cửa, tuyệt đối không rời mắt khi đang điều khiển cửa, cổng tự động.

- Bên cạnh đó, cha mẹ phải luôn có người chăm sóc bên cạnh trẻ nhỏ khi trẻ ăn, ngủ, chơi. Phải thường xuyên giáo dục trẻ không được leo trèo khi không có người lớn bên cạnh, không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.

- Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi. Đồ đạc trong nhà phải xếp gọn gàng, chắc chắn….

    Tin cùng chuyên mục

    Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.

    Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

    (PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

    Đọc thêm

    TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

    TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
    (PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

    Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

    Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
    (PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

    Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

    Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
    (PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

    Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

    Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
    (PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

    Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

    Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
    (PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...