Nguy cơ nợ xấu tăng trở lại do dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đây là ý kiến được trao đổi tại Tọa đàm “Nợ xấu trong dịch COVID-19: Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” vừa tổ chức tại Hà Nội.

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (NQ 42) về xử lý nợ xấu, có thể nói hiện tại, các bảng cân đối tài chính của ngân hàng đã “đẹp” lên nhiều khi tỉ lệ nợ xấu toàn ngành giảm dưới 3%. Nợ xấu không chỉ được bán cho Cty Khai thác & Quản lý tài sản (VAMC) mà còn được chính các ngân hàng tự mua về xử lý và làm sạch bảng cân đối.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, tính từ cuối 2017 đến 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được khoảng 530.000 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh trong nước phức tạp trở lại trong vài tháng gần đây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân - khách hàng của ngân hàng - vì khi thu nhập của họ giảm, khả năng trả nợ ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

Để tiếp tục hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch, Ngân hàng Nhà nước đã ra Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh.

Thông tư 03 đã hỗ trợ được nhiều khách hàng trong cơ cấu lại dòng tiền, phục hồi sản xuất cũng như giảm áp lực trích lập của các ngân hàng thương mại (NHTM), giúp các NHTM có điều kiện cùng doanh nghiệp khắc phục khó khăn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dịch bệnh khiến doanh nghiệp bị gián đoạn dòng tiền do đứt gãy chuỗi cung ứng, tỉ trọng vay mượn ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao… khiến nợ xấu quay trở lại.

Cty CP Chứng khoán BOS nhận định, trong báo cáo tài chính quý I/2021, nhiều ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh. Cũng theo Cty này, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ làm cho bức tranh nợ xấu chưa phản ánh đúng thực tế, lợi nhuận có thể có nhưng rủi ro cũng tăng lên.

Theo một chuyên gia kinh tế, NQ42 là hành lang pháp lý không chỉ hỗ trợ rất lớn cho việc xử lý nợ, giúp các ngân hàng giải quyết và thu hồi nợ xấu mà còn tác động rất tích cực tới các khách hàng vay vốn.

Tuy nhiên, còn nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm, khâu định giá, thẩm định giá khoản nợ; thiếu hướng dẫn về cơ sở xác định giá trị khoản nợ và tài sản bảo đảm trong khi khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm đi kèm có khác biệt so với nợ thông thường…

Về giải pháp, chuyên gia này cho rằng cần nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tạo điều kiện để các TCTD xử lý nợ xấu; sớm hoàn thiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu.

Do NQ42 chỉ còn hơn 1 năm nữa sẽ hết hiệu lực nên áp lực xử lý nợ xấu của các TCTD trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy, nên luật hóa Nghị quyết này trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc VAMC cho rằng nợ xấu hiện nay vẫn chưa phản ánh hết ảnh hưởng của dịch bệnh. Cần nâng tầm NQ42 sau khi kết thúc thí điểm, đồng thời sớm hình thành hệ thống thị trường mua bán nợ; xây dựng khung khổ pháp luật cho thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…