Nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách ở Bình Dương: Tăng đột phá nhờ Chỉ thị “bốn mươi”

5 năm qua, hơn 119 ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách khác ở Bình Dương đã được vay vốn chính sách để sản xuất kinh doanh, giảm nghèo bền vững
5 năm qua, hơn 119 ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách khác ở Bình Dương đã được vay vốn chính sách để sản xuất kinh doanh, giảm nghèo bền vững
(PLVN) - Kể từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW, nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội (CSXH) ở Bình Dương đã có sự tăng trưởng đột phá, trong đó phải kể đến nguồn vốn địa phương ủy thác qua NHCSXH là hơn 1,33 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 1,26 ngàn tỷ đồng so với thời điểm chưa có Chỉ thị 40.

Tăng cường trách nhiệm của cả các cấp ủy đảng, chính quyền 

Là tỉnh có tiêu chuẩn hộ nghèo cao hơn so với tiêu chuẩn chung của cả nước, đến nay, toàn tỉnh Bình Dương còn 4.546 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 1,56%) và 2.924 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 1,01%) theo tiêu chí đa chiều của địa phương.

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH (Chỉ thị 40), Ban Thường vụ Tỉnh ủy quán triệt các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đề ra nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện có kết quả gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. 

Chỉ thị 40 đã làm cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của tín dụng CSXH. Chính quyền địa phương đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội bằng những việc làm thiết thực như: Bổ sung nguồn ngân sách địa phương, phân công Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện; hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị, trụ sở làm việc; bổ sung, xác nhận đối tượng vay vốn; chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; quan tâm bố trí địa điểm cho hoạt động giao dịch tại xã cho NHCSXH…

Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cũng đã quan tâm hơn đối với hoạt động tín dụng CSXH, chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp tốt với NHCSXH trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách; thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động tại những địa bàn còn chưa tốt; nhất là việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn, trong đó, tập trung hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn đúng quy định; đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn; tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng CSXH. 

Hiện nay, NHCSXH trên địa bàn thực hiện giao dịch tại 88 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quản lý 1.603 Tổ Tiết kiệm và vay vốn hoạt động tại khu phố, ấp, đã góp phần công khai được các chính sách tín dụng của Nhà nước. 

Hiệu quả của tín dụng CSXH thời gian qua trên địa bàn Bình Dương đã khẳng định Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư là một quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, là kim chỉ nam quan trọng trong việc thực hiện tín dụng CSXH, làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc đẩy mạnh thực hiện tín dụng CSXH.

Khẳng định vai trò an sinh xã hội của tín dụng chính sách

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 40, đồng vốn chính sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có bước đột phá mới, phát huy hiệu quả và khẳng định vai trò an sinh xã hội của tín dụng chính sách.

Nếu như vào thời điểm năm 2014 (trước khi có Chỉ thị 40/CT-TW), tổng dư nợ đạt 1,05 tỷ đồng (dư nợ bình quân 13 triệu đồng/hộ), vốn ủy thác địa phương chỉ đạt gần 64 tỷ đồng, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,35%, với 10 chương trình cho vay, thì thực hiện Chỉ thị 40, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền cấp huyện đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH tại địa phương về cơ sở vật chất và cân đối ngân sách bổ sung nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Theo đó, đến nay, nguồn vốn địa phương ủy thác qua NHCSXH là hơn 1,33 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 1,266 ngàn tỷ đồng. 

Đến ngày 30/6/2019, tổng dư nợ vốn chính sách của tỉnh Bình Dương đạt hơn 2,4 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 1,36 ngàn tỷ đồng (tăng 1,3 lần) so với năm 2014, với 68.885 khách hàng đang vay. Vốn tín dụng chính sách đã được đưa đến 100% các khu phố, ấp trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. 

Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách cũng không ngừng được nâng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm từ 0,35% (cuối năm 2014) xuống còn 0,18% (tháng 6/2019). 

Từ hoạt động tín dụng CSXH, 5 năm qua vốn chính sách đã trở thành “bà đỡ” cho hơn 119 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng số tiền cho vay là gần 3,3 ngàn tỷ đồng, góp phần giúp cho hơn 10 ngàn lượt hộ vượt ngưỡng nghèo vươn lên thoát nghèo, hơn 5 ngàn học sinh, sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn, hơn 39 ngàn lao động được duy trì, tạo việc làm mới, xây mới và sửa chữa hơn 94 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh, giải ngân cho 103 hộ vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Ngoài ra, vốn chính sách cũng đến được 32 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho DN phát triển để đảm bảo việc làm cho nhiều lao động. Vốn tín dụng chính sách góp phần giúp cho 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen.  

Đọc thêm

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

VDF-2024: Thể chế phải đi trước!

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu khai mạc sự kiện.
(PLVN) - Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân sách là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả. Trong đó thể chế phải đi đầu…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.