“Người xưa” tái khẳng định Thứ trưởng Cao Minh Quang là tiến sĩ!

Ngày 15/5/1995, sau khi có sự thống nhất giữa các Vụ chức năng của hai Bộ, Vụ Khoa học và Đào tạo (Bộ Y tế) đã có văn bản trả lời như sau: “DS.Cao Minh Quang đã bảo vệ luận văn để nhận học vị Licentiate of Pharmaceutical Sciences” và “Licentiate degree tương đương quốc tế với văn bằng Tiến sĩ”.

[links()] Sau những bàn cãi liên miên bất tuyệt về chuyện ông Cao Minh Quang là Tiến sĩ thật hay Tiến sĩ rởm, mới đây người năm xưa từng được giao nhiệm vụ xác nhận văn bằng của ông Quang đã có ý kiến về vấn đề này. Ông là GS.TSKH Nguyễn Văn Dịp - nguyên Vụ Trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, nguyên Thường trực Hội đồng khoa học giáo dục Bộ Y tế.

Thời gian qua, dư luận trong nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề văn bằng Tiến sĩ của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang “thật giả lẫn lộn”.  Năm xưa ông xác nhận ông Quang là Tiến sĩ “xịn” dựa trên căn cứ nào?
Theo những tài liệu tôi thu thập được, trong thời gian đang học Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh niên khóa 1991-1995, ông Cao Minh Quang đã nhận được học bổng để tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu tại Khoa Dược, Trường Đại học Uppsala (Thụy Điển).

Ở Việt Nam có hai loại Tiến sĩ

Từ năm 1998, tại Việt Nam văn bằng Tiến sĩ được chia làm hai loại: Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học. 

Trong đó, học vị “Tiến sĩ’ dành cho: (1) Những người bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ trong nước hoặc các nước thuộc Liên Xô cũ; (2) Những người bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ trong nước hoặc các nước ngoài khối Liên Xô cũ.

Còn học vị “Tiến sĩ khoa học” chỉ dành riêng cho những người bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ở Liên Xô cũ. Đây là những người đã có bằng Phó Tiến sĩ, sau đó tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ được luận án Tiến sĩ với những phát minh có giá trị khoa học cao.

Có thể hiểu học vị “Tiến sĩ khoa học” là một cấp bậc khoa học cao hơn học vị “Tiến sĩ” và trên thực tế tại Việt Nam có không nhiều Tiến sĩ khoa học.

Sau đó, Trường đại học này đồng ý cho ông Quang bảo vệ luận án với đề tài nghiên cứu và chiết suất, xác định cấu trúc hóa học của 6 hoạt chất từ cây cao bỏng Choerospondias axillaris có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Trong việc này, ông Quang cũng đã có văn bản xin phép hai thầy hướng dẫn cùng với Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh được bảo vệ luận án ở nước ngoài thay vì bảo vệ trong nước và được chấp thuận.

Đến năm 1994, ông Quang đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu và được cấp bằng “Licentiate of Pharmaceutical Sciences” ngày 21/10/1994 tại Trường Đại học Uppsala. 

Trong hệ thống giáo dục của Thụy Điển, chương trình sau đại học có 2 cấp: Doctor of Philosophy (Ph.D, Tiến sĩ) và Licentiate of Philosophy (Ph.L, tiếng Thụy Điển là Licentiatexamen). Nghiên cứu sinh muốn được cấp bằng Licentiatexamen phải có trình độ cao học, và phải học thêm ít nhất 2 năm các lớp thâm cứu các bộ môn chuyên sâu và phải bảo vệ luận án tốt nghiệp trước Hội đồng Quốc gia.
Từ năm 1995 trở về trước, văn bằng Licentiatexamen của Thụy Điển được công nhận là tương đương với bằng Ph.D (Tiến sĩ) tại Hoa Kỳ và một số nước châu Âu.
Một thực tế nữa phải khẳng định là: Trường hợp văn bằng Licentiatexamen của Thụy Điển cũng giống như bằng Phó Tiến sĩ trong hệ thống đào tạo sau đại học của Nga và Đông Âu. Tất cả nghiên cứu sinh đi học ở Nga và Đông Âu, khi được cấp bằng Phó Tiến sĩ đều biết rằng văn bằng Phó Tiến sĩ là trên Thạc sĩ nhưng dưới Tiến sĩ. Và ở Việt Nam, sau này tất cả văn bằng Phó Tiến sĩ học ở Nga và Đông Âu đều được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận là Tiến sĩ.
Vậy lúc đó quy trình công nhận học vị Tiến sĩ cho ông Quang đã diễn ra như thế nào?
Việc này đã diễn ra theo đúng trình tự pháp luật. Căn cứ vào Biên bản ngày 15/1/1995 của tập thể thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh là GS. Nguyễn Kim Hùng và PTS. Đặng Văn Hòa, căn cứ vào văn bản ngày 7/1/1995 của Phân viện Kiểm nghiệm TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh đã có công văn ngày 4/4/1995 gửi Vụ Khoa học và Đào tạo (Bộ Y tế) và Vụ Sau đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) về việc xin công nhận học vị khoa học cho DS.Cao Minh Quang như sau: Xét về trình độ và chất lượng luận án đã bảo vệ thành công tại Trường ĐH Uppsala, đồng thời căn cứ vào học phần quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ, tập thể thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh và cơ quan chủ quản đều đề nghị với hai Bộ xem xét công nhận văn bằng “Licentiate of Pharmaceutical Sciences” của Thụy Điển tương đương với bằng Tiến sĩ theo hệ thống đào tạo của Việt Nam.
Ngày 15/5/1995, sau khi có sự thống nhất giữa các Vụ chức năng của hai Bộ, Vụ Khoa học và Đào tạo (Bộ Y tế) đã có văn bản trả lời như sau: “DS.Cao Minh Quang đã bảo vệ luận văn để nhận học vị Licentiate of Pharmaceutical Sciences” và “Licentiate degree tương đương quốc tế với văn bằng Tiến sĩ”.
Về mặt quản lý chuyên ngành, hai Công văn xác nhận số 965/SĐH ngày 12/2/2001 và số 104/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 09/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời đã đủ yếu tố pháp lý để khẳng định văn bằng “Licentiate of Pharmaceutical Sciences” do Trường Đại học Uppsala cấp cho ông Quang tương đương với bằng Phó Tiến sĩ ở Nga và Đông Âu trước đây nên nó cũng tương đương với văn bằng Tiến sĩ của Việt Nam. 
Xin cảm ơn ông!
Đình Khánh - Triêu Hà

Đọc thêm

Dự kiến thí điểm nhà ở thương mại qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông gây nguy hiểm: Cần nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xử lý nghiêm từ hành vi vi phạm nhỏ nhất. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với các Bộ, ngành và 15 tỉnh, thành phố về hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường.
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 6/11 ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 9 đến ngày 12/11; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 5/11, trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục thể chế hóa cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.