Người Việt sống nhàn hay vội vã?

Nếu không “định nghĩa” được với chính mình thì cứ hoài bước đi mà không tìm thấy lối. (Ảnh minh họa)
Nếu không “định nghĩa” được với chính mình thì cứ hoài bước đi mà không tìm thấy lối. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người Việt bây giờ sống có nhàn hay người xưa sống nhàn. Giờ giàu có hơn, văn minh hơn, nhưng chất lượng sống đã thật hoàn hảo? Đi tìm một phương châm sống cũng thật lý thú.

Trong cái nhàn có cái sôi động

Phong cách sống là một sự chọn lựa, có thể đó là một lý tưởng sống. Người thích mở mắt là chăm chỉ làm việc, người lại chọn sự thanh thản, từ tốn. Xưa hay nay thì cũng có kẻ này, người kia, kẻ lười nhác, kẻ siêng năng. Nhưng có một cách nhìn chung về sinh hoạt thì người xưa sống cũng thảnh thơi lắm. Sống như vậy cũng gọi là “Đạo”.

Trong xã hội nông nghiệp trước kia, các cụ chúng ta cũng thưởng nhàn nhã cả tháng trời. "Tháng giêng ăn tết ở nhà/Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè". Vậy cha ông ta đã chơi tới cả 100 ngày trong gần 400 ngày của một năm. Chơi vậy thì khủng khiếp quá.

Lý giải về việc ăn chơi kéo dài liên miên của người Việt, sử gia Trần Quốc Vượng cho rằng đó là: “Sau những tháng ngày dồn nén chồng chất của đời sống trần tục, đám đông dân làng (gồm đủ mọi thành phần: nông dân, địa chủ, cường hào) bước vào một thời kỳ sinh hoạt linh thiêng. Tâm hồn từng con người có lắng lại, nhưng không khí chung đâu có thiếu những giờ phút bộc phát, cuồng nhiệt, phấn kích, sôi nổi. Cơn bồng bột tập thể không chỉ gây náo động giữa xóm làng yên ả, trong nhiều trường hợp còn dành những thời điểm trong diễn biến cho buông xả, thả lỏng cho bản năng tự biểu lộ đến là quá khích: bội thực, cuồng say, phóng dục…

Dẫu vậy, hội hè - đình đám thuở xưa vẫn chứa đựng một ý nghĩa tích cực, vẫn đáp ứng một nhu cầu thầm kín của người dân thôn xóm. “Con người sống sâu xa trong kỷ niệm một thời lễ lạt đã qua và chờ mong một thời lễ lạt sắp đến. Đó là nhu cầu thông cảm, nhu cầu cộng cảm. Đó là tình cảm cộng đồng” (Trần Quốc Vượng - Trong cõi, NXB Hội Nhà văn, năm 2014).

Vậy cái rong chơi nhàn nhã đó trở thành sân khấu cho người dân bày tỏ thái độ sống. Họ muốn cá tính mình thật nổi bật, sau nhiều tháng ngày lam lũ, âm thầm sau luỹ tre làng. Sự buồn tẻ hàng ngày biến mất, con người ham hố vui chơi trỗi dậy.

Nhà văn Đoàn Thế Nhơn, trong cuốn “Quê hương tôi” viết: “Cho nên nhàn tản cũng là một hoạt động. Lắm khi còn là hoạt động dữ dội hơn lúc làm việc. Một ông giám đốc ngồi ở phòng giấy, cười với người này, bắt tay người khác, hút thuốc, uống rượu, tiếp khách: thế lại là bận rộn với công việc, lại kêu vất vả. Phóc ra sân ten-nít, ông ta mặc xà lỏn áo cánh, chạy nhảy dưới nắng như điên, mồ hôi mồ kê nhễ nhại: thế mà ông ta đang thưởng nhàn đấy. Vậy khác nhau chẳng qua ở chỗ làm việc là hoạt động vì nhu cầu sinh nhai mà nhàn tản là hoạt động vì nhu cầu sinh lý.

Sự thưởng nhàn ở xã hội Đông phương chúng ta ngày xưa cũng không loại trừ hoạt động. Nhưng các cụ chúng ta dường như chưa bao giờ chọn những cách thừa nhàn đến vã mồ hôi. Mùa xuân mưa nên đọc sách, mùa hè mưa nên đánh cờ, mùa thu mưa nên lục những đồ cất trong rương, mùa đông mưa nên uống rượu. Lặng lẽ như thế, âm thầm như thế. Một cái nhàn nhẹ nhàng, văn minh và có sự chuyển động”.

Sự nhàn trong lao động sản xuất

Với một xã hội vận hành theo tư duy mùa vụ thì trông đợi tháng ngày trôi qua để thu hoạch là đặc tính của người Việt. Họ có những ngày bận rộn với đồng áng, còn lại là nhàn tản, đợi chờ mùa màng bội thu. Vận may đến từ trời đất vẫn là đặc tính lớn của người Việt. Người nông dân ít có khả năng sáng kiến để cải tạo cách trồng trọt, chăn nuôi, mà chỉ trông ngóng vào hên xui của thời tiết.

“Người ta đi cấy lấy công/Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề/Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm/Trông cho chân cứng đá mềm/Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng” (ca dao tục ngữ).

Nếu hiểu sâu rộng từ những câu ca dao trên thì việc trồng trọt của người Việt xưa “giao hết cho trời”, nên sự lo lắng, trông đợi đó khiến người Việt nhàn hạ trong việc làm nông. Họ chỉ vất vả những ngày cày cấy, gieo trồng, còn lại phó mặc cho trời. Cách làm nông nghiệp như vậy có thể coi là “thuận theo ý trời”. Cái nhàn đó có phần lười biếng, nhưng họ nghĩ mình đâu có thể làm gì khác khi công việc đồng áng chỉ có vậy. Từ việc thuỷ lợi, cày bừa, chọn giống… cũng không có nhiều cải tiến mang tư duy khoa học, nên tìm sự phù hợp thích nghi là điều chủ yếu.

Trong cuốn: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, nghiên cứu địa lý nhân văn của nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Gourou nhìn nhận về sinh hoạt của người miền Bắc cho biết: “Bên trong các làng mạc đó, cảnh sắc rất đáng yêu. Một cái ao với một phần mặt nước được các cây thuỷ sinh xanh rờn lấp lánh che phủ, mặt trời chiếu qua rặng tre vươn lên, dày đặc mà lại rất nhẹ nhàng, làm ánh nắng lúc ẩn, lúc hiện trên mặt nước ao lung linh; một người ngồi tắm trên đầu tấm ván bắc trên mặt ao, đem đến cho bức tranh toàn thể một nét sáng hơn của thân hình con người bóng nhẫy ánh nước…”.

“... Những căn nhà màu xám, những bức vách đất tạo thành một bộ phận của cảnh quan thiên nhiên. Người nông dân đã biết sắp đặt những bờ đầm ao, trồng những cây chuối, cây ăn quả, cây cau một cách hợp lý và tạo ra quanh mình một tổng thể tươi vui đáng yêu. Dù còn nghèo khổ nhưng người nông dân không sống trong sự thô lậu”.

Điều đó có thể thấy người Việt đã biết tìm kiếm niềm vui trong sự khốn khó của mình. Họ vui với cảnh nghèo “ba gian nhà tranh thấp lè tè” hay “vườn rộng rào thưa khó đuổi gà…”. Một không gian đơn giản, đủ để con người sinh hoạt trong đó an trú và chấp nhận nó. Cuộc sống trông đợi vào nông nghiệp khiến họ chỉ vừa no đủ hoặc bữa đói, bữa no, làm sao dám nghĩ đến sự cao sang. Thôi đành ở vậy, chăm chút xung quanh mình cũng là thú vui ngày rộng tháng dài.

Phạm Đình Hổ viết về thói quen thanh cao của mình trong “Vũ Trung tuỳ bút”: “Mỗi lần ăn cơm sáng xong, ta ra nhà khách, trong đó chồng chất mấy giá sách, tùy ý muốn xem quyển nào thì xem. Mặt trời đã xế, trẻ mục đồng đuổi trâu về qua rào, vừa đi vừa hát, có đứa thì cuốn lá làm kèn mà thổi ti toe, ta đang ngủ ngày, sực tỉnh dậy, nghe tiếng hát xa, chẳng khác gì tiếng ca thuyền chài ánh ỏi ở đầu bến Nhược Gia.

Tối đến, lúc mặt trăng mới mọc, đi tản bộ quanh bờ ao, ngâm nga mấy câu đường thi cũng thú, hoặc tựa gốc dừa, cành hoa phất phơ trước mặt, ngồi bẻ bông tước lá thử chơi. Khi lẩn thẩn trở về nhà khách thì bóng nguyệt hương hoa vẫn còn phảng phất trên án thư, tràng kỷ. Ta thức đến gà gáy mới đi ngủ”.

Chúng ta có hạnh phúc?

Người Việt sống nhàn. (Ảnh minh họa).

Người Việt sống nhàn. (Ảnh minh họa).

Con người đô thị bây giờ phải chọn lối sống khắc nghiệt hơn. Từ công danh sự nghiệp, đến cơm áo gạo tiền, nuôi dạy con cái… Cái nhàn vì thế mà ít đi vì thời gian để thư giãn chúng ta không còn nhiều. Nhà văn Võ Phiến từng viết: “Từ thôn quê ra thành thị, con người càng dồn sát gần nhau lại càng lạnh lùng dửng dưng với nhau”.

Bạn tôi chia sẻ rằng: “Chúng ta cần biết ngồi lại với chính mình để định nghĩa hạnh phúc và khổ đau.

Quả là vậy, niềm vui, nỗi khổ của mỗi người là khác nhau. Giống như, ta không thể tặng lược cho một ông sư vậy, vì họ không có niềm vui với tóc tai. Nếu không ngồi “định nghĩa” được với chính mình (chính mình, chứ không phải ai khác), thì cứ hoài bước đi mà không tìm thấy lối. Nhưng, sau những bài học mà tôi phải tự mình học lấy, thì quan trọng vẫn không phải là việc “định nghĩa” hạnh phúc hay khổ đau của mình là gì. Mà là, dù hạnh phúc hay khổ đau, thì nó đều không bền.

Vậy thì, nó không đáng sợ. Bởi nếu hạnh phúc qua mau, thì khổ đau cũng vậy thôi. Nếu đã đều không bền, thì đối mặt với cả hai việc đó như nhau, một cách bình thản, không sợ hãi. Bởi cuối cùng, tất cả đều sẽ mất đi. Dẫu vui hay buồn. Cái cần làm, là không sợ hãi”.

Một chia sẻ tôi thấy thú vị về cách cảm nhận mọi thứ ập đến với mình. Sự bình thản đón nhận hay chống đỡ đều tạo cho bạn cách thấu hiểu. Đó là cách tìm kiếm bình an, tìm kiếm hạnh phúc riêng biệt. Đó cũng là sự nhàn nhã tâm hồn trong một đời sống đè nặng nhiều áp lực.

Nhà văn Võ Phiến cũng có quan điểm rất hay: “Hạnh phúc luôn tồn tại xung quanh chúng ta, điều quan trọng ta phải biết nắm bắt, kéo nó về phía mình để đem lại an lành cho bản thân, cho cuộc sống!”.

"Hãy nhớ rằng không có hạnh phúc trong sự sở hữu hay sự thâu nhận, mà chỉ có trong sự trao tặng. Hãy mở rộng vòng tay - Hãy chia sẻ - Hãy ghì ôm. Hạnh phúc là một loại nước hoa, mà khi bạn rưới lên những người khác, thế nào cũng có một vài giọt dính trên người bạn", Og Mandino (1923 - 1996) là cựu Chủ tịch Tạp chí Success Unlimited và là người viết sách truyền cảm hứng từng chia sẻ như vậy.

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.