Người trẻ và những băn khoăn trước nạn quấy rối

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quấy rối với phụ nữ, em gái, cộng đồng LGBTIQ+ (cộng đồng đa dạng giới và xu hướng tính dục) tại nơi công cộng có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức phức tạp. Đáng lưu ý là hầu hết nạn nhân đều im lặng và không có hành động phản ứng nào.

Trong khuôn khổ dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái”, đồng thời hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) vừa phối hợp với Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội và Tổ chức Plan International tổ chức Talkshow “Tôi lên tiếng – Chấm dứt quấy rối” với sự tham gia của gần 300 thanh niên Trường Đại học Giao thông Vận tải và thanh niên đang học tập trên địa bàn Hà Nội.

Im lặng có phải là vàng?

Theo báo cáo “Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Nơi giấc mơ thành sự thật”, phần lớn người bị hại khi phải đối mặt với tình huống bị quấy rối tình dục (QRTD) hoàn toàn bị động và những người chứng kiến hoàn toàn thờ ơ: 66% phụ nữ và trẻ em gái được phỏng vấn không có bất kỳ hành động phản ứng nào và 65% nam giới và người chứng kiến không hề có các hành động can thiệp. 34% phụ nữ có chung suy nghĩ rằng việc khai báo với công an về các hành vi quấy rối cũng không mang lại thay đổi gì.

Trước thực tế có quá nhiều câu chuyện, những trải nghiệm của các bạn trẻ khi bản thân là nạn nhân hoặc chứng kiến các hành vi trên tại nơi công cộng, một câu hỏi đã đặt ra: Im lặng khi bị quấy rối, nên hay không?

Lý giải cho sự im lặng này, ThS Nguyễn Đức Nam - Giám đốc Công ty Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống cho biết: “Ở góc độ nạn nhân, khi bị QRTD thường sẽ hoảng loạn, lo sợ dẫn đến không biết phải xử lý thế nào. Thêm vào đó, những định kiến về giới vẫn còn tồn tại như đổ lỗi cho nạn nhân, hay tư duy giữ im lặng để bảo vệ danh dự khiến cho nạn nhân e dè, không dám lên tiếng vì không biết liệu khi lên tiếng sẽ có ai giúp đỡ, hỗ trợ mình không. Ở góc độ người chứng kiến, nguyên nhân chính là cùng chung nỗi sợ: sợ bị trả thù, sợ không có ai cùng lên tiếng, sợ chỉ có một mình đơn độc giúp đỡ nạn nhân, hoặc đôi khi cho rằng “có rất nhiều người khác sẽ giúp đỡ nạn nhân, nên mình không cần phải làm điều này”.

Việc giữ im lặng của những người chứng kiến là một thực hành vô cùng có hại khi đang vô tình dung túng cho những hành vi sai trái, thủ phạm vẫn ngoài vòng công lý, điều này khiến cho những hành vi sai trái càng trở nên phổ biến và diễn ra thường xuyên hơn. Nghiêm trọng hơn, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, cộng đồng LGBTIQ+ có thể trở thành một vấn đề bình thường và được “chấp nhận” bởi đại bộ phận xã hội.

Có thể thấy bảo vệ phụ nữ, thanh, thiếu niên, trẻ em gái, cộng đồng đa dạng giới và xu hướng tính dục khỏi nguy cơ bị quấy rối ở những nơi công cộng cũng chính là bảo vệ phẩm giá, quyền tự do và quyền tự do di chuyển của họ, cũng như quyền được toàn vẹn về thể chất và tinh thần. Mọi hình thức quấy rối đều không thể chấp nhận và không thể dung túng.

Do đó, PGS.TS Lê Hoài Đức – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải nhấn mạnh: “Với ngôi trường mà phần lớn các bạn sinh viên là nam, vấn đề bình đẳng giới luôn được trường quan tâm. Qua diễn đàn, nhà trường hy vọng rằng tất cả các sinh viên biết được các cách tốt hơn trong việc giao tiếp và ứng xử trong trường cũng như bên ngoài xã hội”.

Lên tiếng thế nào cho đúng?

Thực tế cho thấy, vai trò của thanh, thiếu niên rất quan trọng trong nỗ lực xây dựng một cộng đồng an toàn, thân thiện, văn minh. Do đó, trong mọi hoạt động, sự tham gia tích cực từ các nhóm thanh, thiếu niên để có được sự đồng lòng lên tiếng và nỗ lực hành động là rất cần thiết.

Theo ThS Nguyễn Đức Nam, có nguyên tắc 3 bước xử lý bất cứ ai cũng có thể áp dụng khi không may trở thành nạn nhân của hành vi quấy rối. Đó là “nói không”: thể hiện bằng lời nói, hành động dứt khoát bày tỏ sự không mong muốn, không đồng thuận; “bỏ đi”: nhanh chóng rời khỏi hiện trường, địa điểm xảy ra quấy rối; “kể lại”: chia sẻ với người mình tin tưởng để được hỗ trợ, giúp đỡ hoặc trình báo với các cơ quan có thẩm quyền

Đồng thời, những người chứng kiến cũng cần trang bị những kĩ năng, cách thức để có thể hỗ trợ nạn nhân. “Những người chứng kiến có thể lên tiếng bằng hành động hoặc lời nói, thể hiện cho họ thấy rằng mình không đồng ý với hành động đó. Cần cho thấy rằng mình sẽ đứng về phía nạn nhân và mình sẽ là người bảo vệ nạn nhân. Không nên sợ hãi và cần hiểu rằng dù thủ phạm có đáng sợ đến đâu thì khi có nhiều người đồng lòng và cùng lên tiếng, cái xấu sẽ trở nên yếu thế” - ThS Nguyễn Đức Nam chia sẻ.

Bà Chu Thu Hà – Quản lý Truyền thông, Viện MSD cũng gợi ý thêm, khi đi xe bus, nếu không may là nạn nhân hay là người chứng kiến hành vi sai trái, hãy tìm cách thông báo cho nhân viên lái xe hoặc bán vé trên xe bus. Trong những trường hợp này, nhân viên xe bus có thể yêu cầu đổi chỗ, xuống xe hoặc nghiêm trọng hơn có thể khoá xe và tới cơ quan công an gần nhất để trình báo.

Được biết, Trường Đại học Giao thông Vận tải với mong muốn có thể kịp thời lắng nghe, hỗ trợ và bảo vệ sinh viên, đã thành lập phòng công tác – hỗ trợ sinh viên. Các bạn sinh viên gặp bất cứ khó khăn có thể báo cáo, chia sẻ với nhà trường thông qua gặp mặt, email, nhắn tin…

Để thay đổi tận căn của vấn nạn này, bên cạnh việc trang bị kĩ năng ứng phó, việc nâng cao nhận thức để phòng ngừa quấy rối cũng là một hoạt động quan trọng. Là thành viên CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi, em Hiền Mai – học sinh Trường THPT Vân Nội bày tỏ: “Em rất mong muốn được trang bị kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ bản thân và giúp thêm những người xung quanh. Em nghĩ rằng người trẻ chúng em có rất nhiều cách để góp phần chấm dứt vấn nạn trên. Ví dụ như trong thời đại công nghệ, CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi của chúng em đã tận dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông hiệu quả thông qua các bài đăng cung cấp thông tin hay các chiến dịch truyền thông hướng đến giới trẻ”.

Tin cùng chuyên mục

“Phù sa” sẽ chữa lành những vết thương của núi rừng Tây Bắc

longform“Phù sa” sẽ chữa lành những vết thương của núi rừng Tây Bắc

(PLVN) - Tôi đã từng cảm thấy tràn đầy phấn khích, tự hào trước vẻ đẹp huy hoàng của rừng núi Tây Bắc khi nắng chiều như dát vàng trên màu xanh mỡ màng của những ruộng lúa, nương ngô. Nhưng hôm nay, cũng một buổi chiều mặt trời chuẩn bị xuống núi, rải những tia nắng vàng như ánh kim xuống mặt đất, trong tôi lại ngập tràn cảm giác xót xa, bi thương tột cùng, khi trước mặt tôi là một thung lũng tan hoang, nước cuồn cuộn chảy - nơi vốn là một bản làng trù phú – Làng Nủ.

Đọc thêm

Bác sĩ trẻ bán siêu xe ủng hộ 3 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt

Bác sĩ Trần Ngọc Trung (Ảnh: NVCC).
(PLVN) -  “Với nhiều người, có lẽ cuộc sống của họ sẽ không bao giờ trở lại như trước. Nhưng với tôi, việc làm lại không phải là điều quá khó”, đó là chia sẻ của bác sĩ Trần Ngọc Trung (TP HCM) khi quyết định bán chiếc siêu xe Porsche Macan và chuyển sang đi xe máy, dùng toàn bộ số tiền thu được để giúp đỡ đồng bào và các em nhỏ khó khăn, mồ côi tại vùng lũ lụt ở miền Bắc.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM
(PLVN) - Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi. Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin, VNVC đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Chung sức, đồng lòng khắc phục hậu quả bão lũ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (15/9), tại Hội nghị khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ đánh giá siêu bão Yagi là cơn bão lịch sử, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về người, tài sản; tác hại đến sản xuất, kinh doanh, sinh kế và đặc biệt là tâm lý của người dân.