Người tị nạn nước nào được Mỹ nhận nhiều nhất trong 15 năm qua?

Người tị nạn nước nào được Mỹ nhận nhiều nhất trong 15 năm qua?
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục cung cấp nơi cư trú cho những người trốn chạy khỏi chiến tranh và sự ngược đãi, cho rằng chương trình tái định cư của Mỹ là hết sức quan trọng. 

Trong một thông báo chung, hai cơ quan có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) này nêu rõ: "Nhu cầu của người tị nạn và người di cư trên thế giới chưa bao giờ cao hơn lúc này và chương trình tái định cư của Mỹ là một trong những chương trình quan trọng nhất trên thế giới." 

Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi Tổng thống Trump hôm 27/1 đã ký sắc lệnh hành chính siết chặt chính sách cấp thị thực nhập cảnh và tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ, theo đó nâng thời gian xét thị thực đối với tất cả người tị nạn lên 4 tháng và tạm thời ngừng cấp thị thực nhập cảnh Mỹ đối với 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số, bao gồm Syria, Iraq, Iran, Somalia, Libya, Sudan và Yemen. 

Tân Tổng thống Mỹ cho rằng biện pháp này là nhằm bảo vệ người dân Mỹ trước nguy cơ tấn công khủng bố. 

Tuy nhiên, đáng lưu ý theo số liệu của Trung tâm xử lý người tị nạn Mỹ thì người tị nạn đến từ 7 quốc gia trên lại nằm trong số nhóm được Mỹ nhận nhiều nhất kể từ vụ khủng bố 11/9/2001.

Trong năm 2015, Mỹ đã nhận trách nhiệm trong việc tiếp nhận và tìm được chỗ ở mới cho 64% người tị nạn trên thế giới, theo số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama trong năm tài chính 2016 - từ 1/10/2015 đến ngày 30/9/2016 - nước Mỹ đã tiếp nhận 84.994 người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới.

Và ngay trong năm tài chính này, 25.671 người khác đã đến, khi các quan chức Mỹ chạy đua với thời gian để đối phó với số lượng lớn người tị nạn chạy trốn khỏi các quốc gia đang xảy ra xung đột như Syria, Yemen và Libya.

Trước khi rời nhiệm sở, ông Obama đặt mục tiêu sẽ tiếp nhận 110.000 người tị nạn trong năm tài chính 2017 kết thúc vào ngày 30/9. Tuy nhiên, sắc lệnh của ông Trump đã rút con số trên xuống còn khoảng 50.000 người.

Trong bản báo cáo cuối cùng của mình trước Quốc hội về vấn đề này, chính quyền Obama cho biết dự kiến sẽ chi hơn 1,5 tỷ USD cho các chương trình tị nạn trong năm tài chính 2017.

Tuy vậy, chính sách đảo ngược của ông Trump có thể khiến số tiền chi cho hoạt động tiếp nhận tị nạn giảm đi đáng kể.

Theo số liệu thống kê mới nhất, trong một tuần lễ kể từ khi ông Trump nhậm chức, Mỹ đã tái định cư cho 2.089 người tị nạn. Điều quan trọng, nhiều người trong số này đến từ các nước mà chính quyền của Trump chọn ra để giám sát đặc biệt gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.