Người thầy đặc biệt Trần Văn Giàu

Vợ chồng GS Trần Văn Giàu và "tứ trụ" sử học là học trò của ông
Vợ chồng GS Trần Văn Giàu và "tứ trụ" sử học là học trò của ông
(PLO) -Trong đời mình, Giáo sư Trần Văn Giàu được mọi người nhớ đến với tư cách nhà cách mạng, một trí thức dấn thân, để lại dấu ấn lớn trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 tại Sài Gòn với tư cách Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Nam Bộ. Nhưng ở một góc khác, ta được biết đến một Giáo sư Giàu với hoạt động “trồng người”.

Hoạt động dạy học của GS Trần Văn Giàu xét ra, cũng thật đặc biệt, bởi ông không chỉ đơn thuần “trồng người” về mặt chuyên môn, mà cả “trồng người”, đào tạo cán bộ chính trị cho cách mạng nữa. 

Quan niệm cao quý về nghề trồng người

Một quãng đời làm cách mạng, GS Trần Văn Giàu là người làm chính trị, nhưng cũng đồng thời là một nhà sư phạm. Trải qua mấy chục năm “trồng người”, GS Giàu đã đúc rút nên những nhìn nhận đáng trân quý về nghề mà bất cứ ai nhìn vào, cũng đều phải công nhận là sâu sắc.

Qua ghi chép “Giáo sư Trần Văn Giàu – Nghe thầy kể chuyện”, ta được biết đến tâm sự ấy của GS họ Trần, rằng cái hay của nghề giáo ở chỗ “truyền lại cho mọi người những cái gì hay mà mình học được trong sách vở thánh hiền, những nhà lỗi lạc xưa nay. Mình làm cho con người yêu mến con người hơn”. Vậy là nghề giáo, chính là cái nghề đưa con người tới sự thánh thiện vậy.

Vẫn trong ghi chép trên, ta thấy thêm cái hay của nghề này, ấy là việc lựa chọn, bởi quan niệm của GS Giàu, dạy là chọn, là “lượm lặt những cái gì hay nhất về tinh thần để nói cho người khác”. Người dạy học, trải qua thời gian dạy, học và tự học, chính là một pho từ điển sống, và cái hay của pho từ điển này ở chỗ “là quyển sách biết gạt bỏ những cái gì xấu, dở, dối trá để giữ lại cái gì đúng, hay, sự thật”. 

Với nghề dạy học, theo GS Giàu, là “không thể dạy điều dở mà phải dạy điều hay, điều ngay thẳng”. Bởi vậy, muốn làm được mục tiêu cao cả ấy, thì người dạy học “phải là một túi khôn cho người, mà trước hết lại là cái lợi cho bản thân thầy giáo, cho bản thân mình. Thầy giáo không phải là người giữ vàng cất trong kho, mà là đem vàng gieo ra cho mọi người, càng rộng càng hay”. 

Cũng bởi có cái nhìn biện chứng về nghề như thế, nên dù ở vị trị là “thầy giáo đỏ”, hay một nhà sư phạm, nhà nghiên cứu khoa học, GS Trần Văn Giàu đều để lại những điểm nhấn, dấu ấn quan trọng cả. 

GS Trần Văn Giàu
GS Trần Văn Giàu

“Thầy giáo đỏ” họ Trần

Muốn đào tạo được cán bộ chính trị, không phải dễ. Người đứng lớp, phải là một người giỏi về lý luận chính trị. Không những thế, còn phải hoạt động chính trị tốt, mới gây được uy tín cho người ta. Trong quãng đời cách mạng của Trần Văn Giàu, ông đã rất nhiều lần, trở thành “thầy giáo đỏ”. 

Trước hết, cơ sở lý luận mà Trần Văn Giàu có được, ấy là qua thời gian học hai năm Đại học Đông Phương tại Liên Xô, đồng thời cũng qua thời gian học ở đây, cách dạy học tân tiến, phát huy sự chủ động của người học được ông kế thừa và sử dụng trong thực tế. 

Theo tự sự của GS Giàu, thì có 4 lần ông làm “thầy giáo đỏ”, tức là thầy giáo dạy học trong tù. Lần đầu năm 1933-1934, lần thứ hai ở Côn Lôn, lần thứ ba ở Khám Lớn, lần thứ tư ở trại giam Tà Lài.  Với những kiến thức đã được học, GS Giàu, dù trong hoàn cảnh tù đày thiếu thốn, nhưng vẫn có thể viết lại những bài giảng, mỗi bài một quyển 20-25 trang để cho các bạn tù chính trị có tài liệu học tập.

Trong hai lần ở Khám Lớn, 13 quyển được người tù họ Trần viết ra, còn ở Côn Lôn là 7-8 quyển. Mọi phương tiện đều thiếu thốn, nhưng người tù luôn có sự sáng tạo để thích nghi với hoàn cảnh: “Nhờ lươn lẹo với mã tà nên kiếm được bút chì, giấy để viết ra thành sách.

Giấy trắng viết bằng nước cơm rồi bôi thuốc rượu i-ốt, thuốc tím lên, cho anh em đọc. Như vậy, anh em trong khám vừa được nghe, vừa được đọc”. Lấy sàn xi măng làm bảng, viên gạch vụn làm phấn, từng bài học được thực hiện tuần tự cho bạn tù học. 

Để làm thầy giáo chính trị, thật không dễ bởi tù nhân có nhiều trình độ, nhận thức khác nhau. Do đó, phải chia theo từng lớp phù hợp mà dạy. Với kinh nghiệm cũng như kết quả thu được trong việc đào tạo cán bộ trong tù, ông từng vui mà khẳng định “Tôi “tự phụ” là thầy giáo mác xít giỏi nhất”… “khi ở tù, tôi đã đào tạo rất nhiều cán bộ”.

Từ những gì đã có trong việc đào tạo cán bộ cách mạng khi ngồi tù 3 lần, tổng cộng 7 năm, là tiền đề để sau này, Trần Văn Giàu khi chuyển sang đào tạo chuyên môn, có những bước tiến dài, cũng như cống hiến cho nền học thuật nước nhà. 

Nhà sư phạm mẫu mực

Trước khi trở thành một nhà sư phạm chuyên nghiệp đào tạo nhân tài cho đất nước, thì Trần Văn Giàu đã đến với nghề dạy học để kiếm cơm độ thân từ sau khi bị trục xuất về nước năm 1930. Lúc bấy giờ, như lời khai của GS Giàu lưu tại Nha Mật thám Nam Kỳ tháng 5/1935, thì sau khi được trả tự do, “tôi lên Sài Gòn tìm việc làm.

Được nhận làm giáo sư văn chương và lịch sử ở trường “Huỳnh Công Phát” do chính ông này làm hiệu trưởng; vất vả lắm mới nhận được vài đồng bạc đủ sống”. Bước đầu đến với nghề giáo của GS Giàu là như thế đó.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1949, Trần Văn Giàu về chiến khu Việt Bắc. Ngày 4/9/1949, ông tham gia vào Hội đồng giáo dục Trung ương, làm giảng viên triết học tại trường Pháp lý ở chiến khu Việt Bắc. Đến năm 1951, ông “từ người làm chính trị chuyển sang làm thầy giáo thực sự, làm giáo sư đại học”.

Tác phẩm "Chống xâm lăng" của GS Trần Văn Giàu
Tác phẩm "Chống xâm lăng" của GS Trần Văn Giàu

Tại vùng giải phóng Thanh Nghệ Tĩnh, tại Thanh Hóa, trường Dự bị đại học (sau chuyển thành trường Sư phạm cao cấp) được ra đời, chính GS Giàu với tư cách Phó Giám đốc kiêm giảng viên triết học của trường là người đứng ra tập hợp anh em trí thức như Đào Duy Anh, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Đức Chinh... đi theo công tác nghiên cứu, giảng dạy. Về phần mình, GS Giàu đảm nhận dạy Triết học, đồng thời dạy thêm môn Sử, và đây là lĩnh vực ông gặt hái được nhiều thành công. 

Nguồn tài liệu thiếu thốn, bản thân lại phải tự lực hơn nữa để nghiên cứu tài liệu, viết bài giảng giảng dạy cho học trò, ấy thế mà đến nay, tác phẩm “Chống xâm lăng” là một trong những công trình giá trị của GS Giàu để lại cho đời, nhưng mấy ai biết, được ra đời chính trong hoàn cảnh khó khăn đó.

Ngoài ra, vị giáo sư đáng kính còn rất nhiều những công trình đến nay vẫn chứng minh giá trị học thuật như “Giai cấp công nhân Việt Nam”; “Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam”… Ông cũng là chủ biên của công trình “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh”, “Lịch sử Việt Nam’… được giới học thuật đánh giá cao. 

Trong quãng đời làm giáo dục của mình, GS Giàu đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau. Thời gian 1951-1954, ông làm Phó Giám đốc trường Dự bị đại học. Năm 1954, làm Bí thư Đảng ủy đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Văn khoa và trường Đại học Sư phạm Khoa học tại Hà Nội. Năm 1956, làm Bí thư Đảng ủy trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chủ nhiệm khoa Lịch sử kiêm chủ nhiệm bộ môn Lịch sử cận hiện đại Việt Nam của trường. Thời gian 1962-1975, công tác tại Viện Sử học… 

Mát tay trong giảng dạy, nhiều tên tuổi trong giới sử học nước nhà đa phần là học trò của GS Giàu, trong đó có “tứ trụ” sử học Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê.

Khi nhớ về người thầy đáng kính của mình, GS Phan Huy Lê, trong bài viết “Người quyết định bước ngoặt trong cuộc đời khoa học của tôi” đã tâm sự: “Tôi học ở thầy Giàu không những nhiều tri thức về triết học và lịch sử mà còn được học ở thầy ý chí, nghị lực, tinh thần tự lập, niềm say mê trong khoa học, phương pháp và phong cách giảng bài, nhân cách sống và làm người”...                 

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.