Người nghèo Ấn Độ chật vật giữa đại dịch Covid-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Những người nghèo nhất đang là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp phong tỏa được áp dụng nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan ở Ấn Độ.

Nhiều ngày nay, chiếc xe kéo của ông Sailesh Kumar nằm im lìm bên ngoài căn lều một phòng của gia đình. Ông Kumar là một trong hàng trăm triệu người thuộc nhóm nghèo khổ nhất của Ấn Độ bị tác động bởi lệnh phong tỏa quy mô lớn nhất thế giới trong đại dịch Covid-19. Không được ra khỏi nhà, cả gia đình gồm 6 người của ông bị mắc kẹt trong căn nhà ổ chuột ở ngoại ô thủ đô New Delhi trong tình trạng không kiếm được đồng nào và tuyệt vọng chờ đợi tiền hỗ trợ của chính phủ.

Tương tự khoảng 100 triệu người khác, Kumar là một người lao động nhập cư. 7 năm trước, ông rời làng quê ở Bihar - bang nghèo nhất Ấn Độ - với mong muốn “một cuộc sống tốt đẹp hơn” và “giáo dục tốt” cho những đứa con. Trước khi lệnh phong tỏa 21 ngày của Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 25/3, vào một ngày tốt lành, người đàn ông 38 tuổi này kiếm được số tiền tương đương 4 USD với công việc đạp xe kéo, còn vợ ông làm giúp việc gia đình để kiếm thêm chút tiền lo cho gia đình.

Tuy nhiên, kể từ khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, với tất cả các hoạt động ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu bị dừng lại ở đất nước 1,3 tỷ dân Ấn Độ, Kumar không thể đi làm việc và chủ nhân của vợ ông thậm chí cũng không cho bà vào nhà. “Họ cho rằng bà ấy sẽ lây bệnh cho họ”, Kumar nói.

Hai vợ chồng họ cùng các con đang sống tại thành phố Ghaziabad ở ngoại ô thủ đô New Delhi. Ngôi nhà của họ là một trong hàng chục căn phòng đơn nằm san sát nhau trong khu nhà dùng chung nhà vệ sinh và không có nước sinh hoạt. Các chuyên gia cảnh báo rằng đây là một trong nhiều môi trường mà virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể tồn tại và lây lan. “Chúng tôi trữ nước trong xô để uống và nấu ăn. Chúng tôi không thể lãng phí nước vào việc rửa tay”, ông Kumar nhún vai.

Cách đó hàng trăm km, tại khu phố Dharavi ở Mumbai - khu ổ chuột lớn nhất của Ấn Độ, Ram Kumar Gautam cũng đang gặp tình hình nghiệt ngã tương tự. Người đàn ông 30 tuổi này rời nhà ở thành phố Lucknow phía bắc của Ấn Độ khi mới 17 tuổi. Cho đến khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, Gautam vẫn thường gửi cho gia đình số tiền nhiều nhất có thể mà anh dành dụm được từ mức lương 9 USD mỗi ngày mà anh kiếm được trong một nhà máy sản xuất nhôm. “Làm sao để tôi có tiền gửi về nhà và trả nợ bây giờ? Tương lai có vẻ đáng sợ”, Gautam nói và cho biết anh ta có thể sẽ chết đói nếu không có sự hào phóng của chủ nhà máy - người vẫn đang cố hỗ trợ cho anh và các công nhân bị mắc kẹt trong tình thế khó khăn khác.

Nỗi sợ bị đói đã châm ngòi cho một cuộc di cư trở về làng của hàng trăm ngàn công nhân nhập cư và gia đình họ tại Ấn Độ vào tháng trước, trong đó có nhiều người phải đi bộ. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong tuần này cho biết 400 triệu người Ấn Độ làm việc trong nền kinh tế phi chính thức có nguy cơ rơi sâu vào nghèo đói trong cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây đã tuyên bố chuyển tiền trực tiếp và trợ cấp lương thực để giúp đỡ khoảng 800 triệu người. Tuy nhiên, nhiều người lao động ở Ấn Độ cho biết họ vẫn chưa nhận được trợ cấp. Về vấn đề này, 1 quan chức trong Chính phủ Ấn Độ cho biết, các khoản thanh toán đang được thực hiện và việc chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng do người nghèo mở theo chương trình quốc gia sẽ được hoàn thành trong tuần này.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mới đây dự báo giao dịch thương mại toàn cầu năm nay sẽ giảm từ 13% đến 32% do đại dịch. Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cho rằng thế giới đang đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế hoặc sự sa sút sâu nhất của đời sống người dân. Còn theo nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Laurence Boone, mỗi tháng phong tỏa sẽ khiến GDP hàng năm của các nước giảm 2%. Cho rằng thế giới phần nào có thể thoát khỏi lệnh phong tỏa trong thời gian tới nhưng bà Boone cũng cảnh báo về một làn sóng lây nhiễm mới virus SARS-CoV-2 với một giai đoạn phong tỏa mới nếu miễn dịch của người dân trên toàn thế giới suy yếu. 

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.