Người ngăn chặn đại dịch truyền nhiễm

GS.TS Nguyễn Văn Kính
GS.TS Nguyễn Văn Kính
(PLO) - Những đại dịch bệnh như cúm A (H5N1), tiêu chảy cấp năm 2009, đại dịch cúm A(H1N1), sốt xuất huyết, và gần đây là dịch sởi, Ebola, MECR- Co.V… đã trở thành mối hiểm họa kinh hoàng, gây nguy hiểm sức khỏe, tính mạng người bệnh. Giáo sư Tiến sĩ (GS.TS) Nguyễn Văn Kính nhiều thập kỷ qua đã nghiên cứu, tham gia xây dựng phác đồ điều trị những bệnh “nan y” trên thành công. 

Xây dựng phác đồ điều trị nan y

Nhắc đến nền y học nghiên cứu và điều trị bệnh nhiệt đới ở nước ta, GS.TS Nguyễn Văn Kính được mọi người đánh giá là “cây đại thụ”. Ông nghiên cứu và chủ trì, các đề tài tiêu biểu như: Đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng bệnh Tả và đề xuất các giải pháp phòng chống dịch ở Việt Nam (năm 2010); Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và vi rút học của cúm A/H1N1/09 đại dịch các tỉnh miền Bắc- Trung và Tây Nguyên, đề xuất các giải pháp phòng chống dịch (năm 2011); Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng ở Việt Nam(năm 2015)

Năm 1982, bác sỹ Nguyễn Văn Kính tốt nghiệp đại học Y khoa và tiếp tục theo học chuyên khoa I nội trú 3 năm. Sau đó ông được nhà trường giữ lại làm giảng viên, chính thức bước vào con đường sự nghiệp mà mình vẫn luôn theo đuổi.

Những năm tháng đầu gắn bó với nghề, ông được Bộ Y tế cử đi học cách chẩn đoán điều trị bệnh HIV/AIDS tại Viện Pasteur Paris, Pháp. Năm 1995, ông bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, năm 2008 ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ y khoa.

Bằng sự nhanh nhạy của tuổi trẻ, sự ham học hỏi và lòng say mê tìm tòi, thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Kính nhanh chóng đến với y học bằng việc đi sâu khám phá chuyên ngành truyền nhiễm trên 3 lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu và điều trị. Đối với ông, những ca bệnh khó hay sự thiếu thốn về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ chính là động lực thôi thúc ông không ngừng nghiên cứu, sáng tạo tìm những hướng đi mới phục vụ chuyên môn.

Nhiều năm lăn lộn với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, bác sỹ Kính đã đem lại niềm tin cho những bệnh nhân đang phải sống trong sự kỳ thị của cộng đồng. Ông xây dựng thành công mô hình giáo dục đồng đẳng - mô hình thành công nhất để can thiệp giảm tác hại trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ngoài ra, GS.TS Nguyễn Văn Kính còn là người trực tiếp tham gia đóng góp, xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế nhằm góp phần thúc đẩy, phát triển thành công chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam.

Ông còn tham mưu cho Bộ Y tế xây dựng và cập nhật các hướng dẫn, phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm được áp dụng ở tất cả các bệnh viện trên cả nước đối với bệnh tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C, cũng như các bệnh, dịch nguy hiểm Ebola, MERS-CoV

Mỗi năm, Bệnh viện thực hiện được từ 5 đến 8 kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, công bố 10 bài báo Khoa học đăng trên các tạp chí Khoa học Quốc tế. Các đề tài, công trình khoa học, kỹ thuật mới được công bố đều có ứng dụng tốt trong thực tế và đã giúp nâng cao vị thế, trình độ khoa học công nghệ của ngành Truyền nhiễm Việt Nam.

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Kính được phong GS thính giảng tại Đại học Oxford
Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Kính được phong GS thính giảng tại Đại học Oxford

Chèo lái bệnh viện phát triển vững vàng

Với hơn 35 năm trong nghề, 10 năm đảm nhận cương vị là giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, bác sĩ Kính đã chỉ đạo bố trí, xây dựng các khoa, phòng chuyên môn một cách khoa học, đảm bảo việc đón tiếp bệnh nhân thuận tiện, nhanh chóng với mục tiêu “Sự hài lòng của người bệnh là thước đo chất lượng bệnh viện”; chỉ đạo xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008 cho toàn bộ các đơn vị trong Bệnh viện. Riêng Khoa Xét nghiệm và Huyết học Truyền máu đạt thêm chứng chỉ ISO 15189-2012.

Bác sỹ Kính cho biết, “bí quyết” để xây dựng phát triển bộ máy hoạt động của bệnh viện tốt, ngoài nghiệp vụ chuyên môn cao, công tác tổ chức bộ máy của bệnh viện phải bài bản, tài chính minh bạch. năm 2018 đánh giá Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thực hiện tốt công tác tổ chức bộ như việc tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tốt; việc bổ nhiệm lại cán bộ, công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức…

Khi mới nhận nhiệm vụ công tác quản lý tại bệnh viện, trong bối cảnh cơ sở vật chất của bệnh viện còn chật hẹp, trang thiết bị nghèo nàn, ông đã chủ động đề xuất với Bộ Y tế mở rộng cơ sở cũ tăng số giường bệnh từ 150 lên 350 giường bệnh đồng thời làm việc với Thành phố Hà Nội xin 12ha đất xây dựng mới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, khám chữa bệnh đa khoa, khang trang, hiện đại, với quy mô giai đoạn 1 có 500 giường bệnh đã đưa vào hoạt động từ tháng 2/2016.

Bên cạnh đó, thông qua việc tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm của bệnh viện đã được tăng cường nhất là hệ thống sinh học phân tử phục vụ cho chẩn đoán nhanh và chính xác, hệ thống lọc máu, máy thở chức năng cao và ECMO đã được Bệnh viện sử dụng thành thạo góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.

Uy tín năng lực của thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Kính được tổ chức y tế thế giới và các giới chuyên môn nước ngoài đánh giá cao, ông được Đại học Oxford (Anh quốc) phong hàm giáo sư thỉnh giảng. Các y bác sỹ trong ngành luôn coi ông là bậc thầy về việc điều trị bệnh đại dịch nguy hiểm.

Mới đây, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Kính được bầu làm Chủ tịch Hiệp Hội Bệnh Nhiệt Đới và Ký sinh trùng Đông Nam Á. Phác đồ điều trị bệnh dịch của bệnh viện được các nước trong khu vực tham khảo và học tập. 

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.