Người nấu ăn cho Bác Hồ kể chuyện

Con trai ông Trần Việt Phương,  Nguyên thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc đó còn nhỏ thường theo bố vào cơ quan. Khi bố có việc bận phải đi xa, cậu bé khóc gọi bố, Bác liền "mời" cậu ăn cơm. Về nhà cậu kể, lúc đầu vào bữa cơm cậu sợ lắm...

Nấu ăn phục vụ Hồ Chủ tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 1960 - 1969 là ông Đinh Văn Cẩn và ông Đặng Văn Lơ. Ông Cẩn trực tiếp nấu ăn cho Hồ Chủ tịch, ông Lơ nấu cho Thủ tướng.

Bác Hồ với thiếu niên miền Nam
Bác Hồ với thiếu niên miền Nam

Căn bếp ấm

Ông Đặng Văn Lơ nhớ lại: Năm 1960, ông được điều động từ cơ quan ngoại giao về Phủ Thủ tướng công tác tại Văn phòng Thủ tướng.

Thời gian đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ở, ăn, sinh hoạt, làm việc cùng trong một khu vực (trước đây là khu nhà ở của những người phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương). Nơi ở của hai Lãnh tụ cách nhau khoảng 30m, vườn chung, sân nối liền…

Do vậy, hàng ngày Thủ tướng ăn cơm chung với Hồ Chủ tịch, trừ những ngày Thủ tướng tiếp khách hoặc bận làm việc. Người nấu ăn chính cho Bác Hồ là ông Đinh Văn Cẩn, một người nấu ăn giỏi từ thời Pháp, được phân công là bếp trưởng. Ông Lơ được chuyên gia Trung Quốc đào tạo hồi ở chiến khu Việt Bắc. Từ khi Bác Hồ chuyển sang ăn ở khu nhà sàn thì ông Lơ mới chuyên phục vụ cho Thủ tướng.

Ông Đặng Văn Lơ, một trong 2 đầu bếp từng phục vụ tại nhà bếp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Ông Đặng Văn Lơ, một trong 2 đầu bếp từng phục vụ tại nhà bếp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Như vậy, tuy là đầu bếp phục vụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhưng lại vinh dự được phục vụ cả Bác Hồ. Hai ông đã làm việc cần mẫn, tận tụy chăm lo sức khỏe cho Bác Hồ và Thủ tướng, không để Bác và Thủ tướng phiền lòng.

Ngoài việc nấu ăn hàng ngày, nhà bếp còn phục vụ khách của Bác Hồ và Thủ tướng, nếu lượng khách dưới 30 người.

Việc nấu ăn cho Bác Hồ rất đơn giản nhưng phải sạch sẽ, an toàn vệ sinh và hợp khẩu vị. Ăn sáng thì có bánh mỳ xúc xích, bành mỳ ốp la, cơm rang… thay đổi nhau; hoặc café bánh ngọt (nhân đỗ xanh nguyên hạt nấu chín đãi vỏ và đường).

Bữa chính chỉ có ba món: Cơm, canh rau, thịt hoặc cá, trên mâm có thêm chanh ớt, nước chấm. Mỗi tuần phục vụ Bộ Chính trị họp, khi nghỉ giữa giờ có ăn nhẹ, lúc thì phở, khi thì bánh cuốn hoặc mỳ vằn thắn, hoặc cháo cá…

Bữa ăn hàng ngày của Bác chỉ có cơm, canh, hoặc rau, thịt hoặc cá hoặc tôm. Thức ăn thường thay đổi không lặp lại.

Các món chế biến bằng rau có mấy loại: Rau củ quả hầm xương, nước hầm xương phải trong suốt, bát canh có hương vị thơm tự nhiên, súp ngô non, khi nấu cũng phải giữ được mùi thơm của hạt ngô, món rau ngồng cải xào lòng gà, rau muống luộc, cà xứ Nghệ bổ đôi trộn với ớt và một chút đường. Nếu món ăn làm bằng cá thì cá phải rút hết xương, chân giò phải làm sạch…

Mùa nóng thì thường nấu món ăn mát như rau ngót, rau tơi, bí, bầu, canh cua, canh chua… Mùa lạnh thường làm các món ăn nóng sốt…

Thỉnh thoảng có khách Bộ Chính trị, bộ phận phục vụ bữa lẩu nóng hổi… làm ấm lên những niềm vui trong những ngày giá rét. Khách của Bác tiếp cơm thường là khách ở miền Nam ra, các anh hùng dũng sĩ, các đồng chí Bộ Chính trị chuẩn bị đi công tác, đôi khi có khách là người nước ngoài.

Việc phục vụ ăn uống hàng ngày cho Bác Hồ, Thủ tướng và gia đình, Bộ Chính trị và khách... Ông Cù Văn Chước (Trưởng phòng Văn thư Văn phòng Bác Hồ (1962-1969 luôn quán triệt và nhắc nhở tinh thần và trách nhiệm phục vụ bảo vệ sức  khỏe cho Bác, cho Thủ tướng và gia đình, cho Bộ Chính trị...

Ngoài nguồn thực phẩm, rau từ cửa hàng Tông Đản, gạo ở cửa hàng Ngô Quyền... anh em trong văn phòng trồng rau, nuôi cá, nuôi gà, nuôi lợn… để chủ động nguồn thức ăn dự trữ phòng lúc khó khăn vì đang trong thời chiến.

Những công việc này ông Chước thường xuyên đôn đốc nhắc nhở trong các cuộc họp.

Bài học từ cậu bé theo bố đi làm

Ông Trần Việt Phương - Nguyên thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, kể lại: Con trai ông tên là Trần Trung Thực (năm nay 57 tuổi ), lúc đó còn nhỏ thường đi theo bố vào cơ quan.

 Căn bếp nơi phục vụ nấu ăn cho Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Phủ Chủ tịch
Căn bếp nơi phục vụ nấu ăn cho Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Phủ Chủ tịch

Khi bố có việc bận phải đi xa, cháu ở đấy lâu, nó khóc gọi bố, Bác liền "mời" cậu bé ăn cơm.

Về nhà cháu kể, vào ngồi ăn cơm thì được ngồi giữa Bác Hồ và bác Thủ tướng. Lúc đầu vào bữa cơm nó sợ lắm. Nó không biết ăn thế nào. Có một bát canh thì không dám tự đứng lên cầm thìa múc canh. Còn mấy món cháu ăn được thì để gần phía Bác Tô… Bác gắp cho nó miếng thịt gà của Bác. Ăn được hai bát cơm, cháu vẫn sợ. Ăn xong nó nói: “Cháu ăn xong rồi ạ”, rồi ù té chạy.

Chạy ra đến cửa, Bác gọi vào: - Này cháu, chưa xong đâu. Cháu vào đây. Thế này nhé. Hôm nay Bác Tô và Bác Hồ mời cháu ăn cơm. Cháu ăn xong. Cháu phải cảm ơn đường hoàng rồi cháu mới đi chứ. Không cảm ơn mà đi không được đâu.

- Cháu cảm ơn Bác Hồ, cháu cảm ơn Bác Tô ạ.

Xong lại ù té chạy. Chạy ra đến cửa, Bác gọi lại:

- Chưa, chưa xong đâu. Cháu vào đây. Cháu còn nhỏ, bây giờ về nhà cháu cũng chơi thôi. Không có việc gì, cháu ăn xong cháu phải đi rửa bát đũa của cháu cho sạch, đặt vào đây, chứ không phải để các chú lớn phải hầu cháu đâu. Cháu đi rửa bát đũa đưa vào đây trả.

Giao cho nó bát đũa, tự nó ra rửa sạch sẽ rồi mang vào trả. Khi vào trả, Bác cũng vừa ăn xong. Đến tráng miệng, Bác bảo:

- Cháu vào đây ăn tráng miệng với Bác.

Hôm ấy ăn tráng miệng là một quả táo. Bác cắt làm 2 phần. Phần lớn ở dưới, phần nhỏ ở trên. Như một cái nồi có thân nồi và cái vung.

- Đây, Bác cháu chia nhau. Bác ăn cái nồi to, còn cháu ăn cái vung nhỏ.

Bác nói tiếp:

- Thế cháu có biết tại sao Bác ăn cái nồi, mà cháu ăn cái vung không?. Thế này nhé. Bác thì lao động. Buổi sáng làm việc, buổi chiều làm việc. Lao động như vậy Bác phải ăn nhiều, Bác ăn cái nồi to. Còn cháu chưa lao động, cháu ăn cái vung nhỏ thôi. Cháu nhớ khi về gia đình ăn cơm với bố mẹ, cháu phải biết chia phần. Bố mẹ đi lao động cả buổi sáng, buổi chiều, bố mẹ phải ăn phần to, cháu ăn phần nhỏ thôi. Cháu đừng dành ăn của bố mẹ phần to nhá!.

"Một cháu nhỏ mới gặp, được Bác cho ăn cơm cùng mà Bác đã dạy cho cháu như thế, bao nhiêu điều trong ấy: biết lễ phép, biết lịch sự, biết cảm ơn việc làm tốt đối với mình, biết trọng người, biết nhường nhịn, biết quý lao động, biết công bằng". Ông Trần Việt Phương giọng đầy cảm xúc kết thúc câu chuyện nhỏ.

Những người phục vụ bếp ăn của Bác thường được tiếp các vị khách bất ngờ như thế, tuy bận rộn thêm nhưng lại thấy vui.

Căn bếp nơi phục vụ nấu ăn cho Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Phủ Chủ tịch.

Đỗ Văn Phú

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.