Người mẹ hồi tưởng 4 ngày bị chôn vùi dưới đống đổ nát cùng con mới sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ

0:00 / 0:00
0:00
Cô Necla Camuz, 33 tuổi, đã không khỏi xúc động khi kể lại về quãng thời gian bị chôn vùi dưới đống đổ nát sau trận động đất thế kỷ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với đứa con 10 ngày tuổi ôm chặt trước ngực.

Đống đổ nát nơi cô Necla Camuz và con trai sơ sinh bị mắc kẹt hơn 90 giờ. Ảnh: BBC

Cô Camuz và cậu con trai mới sinh Yagiz - có nghĩa là "người dũng cảm" - đã sống sót một cách kỳ diệu sau khi cơn địa chấn độ lớn 7,8 xảy ra sáng 6/2 đã cướp đi sinh mạng của trên 34.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tính đến nay.

Lúc 4h17 sáng định mệnh đó, cô Camuz đang cho Yagiz bú bên trong căn hộ tầng hai của gia đình ở tỉnh Hatay thì nhà của họ bắt đầu rung chuyển.

Camuz cho biết cô và chồng - người đang bế đứa con trai 3 tuổi - bắt đầu chạy hướng về phía nhau từ hai căn phòng đối diện. Nhưng họ đã bị một chiếc tủ quần áo đè lên chắn đường.

“Khi các rung chấn trở nên lớn hơn, bức tường đổ xuống, căn phòng rung chuyển còn tòa nhà xô lệch. Hết rung lắc, tôi bị rơi xuống tầng một mà không hề hay biết. Tôi hét lên gọi chồng con mà không có phản hồi”, người mẹ này run rẩy nhớ lại.

Sau khi trận rung lắc dừng lại, Camuz thấy mình đang nằm trong bóng tối đen kịt, rít từng hơi thở trong đám bụi bặm cùng với đứa con sơ sinh đang ôm vào ngực mẹ.

Giữa thời tiết lạnh cóng và không có thức ăn hay nước uống, bản năng người mẹ của Camuz đã giúp duy trì sự sống cho cậu con trai còn đỏ hỏn. Ảnh minh họa: MEGA

Cô cho biết chiếc tủ quần áo đổ xuống bên cạnh cô đã ngăn một tấm bê tông lớn đè lên hai mẹ con. Kể lại với truyền thông, cô Necla Camuz cho biết đã phải vận dụng mọi giác quan để đoán định tình trạng của mình trong bóng tối. Cậu con trai nhỏ Yagiz vẫn đang thở và cô cảm thấy làn da mềm mại của cậu bé và quần áo trên ngực mình, nhưng cô không thể xê dịch cơ thể.

Cô nghe thấy những tiếng nói từ xa và bắt đầu la hét để được giúp đỡ. "Có ai ở đó không? Có ai nghe tôi không?", cô la hét và đập vào tủ quần áo bên cạnh.

Cô chộp lấy những mảnh gạch vụn của tòa nhà đổ nát và dùng nó để đập tủ quần áo cho đến khi không còn nghe thấy tiếng động gì nữa. Không một ai trả lời cô. Camuz nói: “Tôi đã rất sợ hãi”. Trong bóng tối đen đặc và không thể xê dịch, cô không biết bây giờ là mấy giờ hay bao nhiêu giờ đã trôi qua.

Đối mặt với nỗi hoảng sợ, Camuz vẫn giữ được nguyên vẹn bản năng làm mẹ. Cô tập trung hết sức để duy trì sự sống cho đứa con sơ sinh - một hình ảnh khác hẳn so với cách cô tưởng tượng về những tuần đầu tiên của con trai mình trên thế giới. Cô ấy nói: “Bạn lên kế hoạch rất nhiều thứ khi mới sinh con, và sau đó… thình lình bạn rơi vào đống đổ nát”.

Cô chỉ có thể di chuyển vừa đủ để cho Yagiz bú nhưng không có thức ăn hay nước uống cho bản thân. Trong tuyệt vọng, cô đã cố gắng uống sữa của chính mình nhưng không thành công.

Camuz cho biết cậu bé đã ngủ hầu hết quãng thời gian gần 4 ngày mà họ bị vùi dưới đống gạch đá. Thi thoảng cậu bé khóc, lúc đó cô sẽ cho con bú. Đôi khi cô nghe tiếng bước chân và giọng nói, nhưng những tiếng ồn đó có vẻ quá xa. Từng giờ từng ngày trôi qua, cô lo lắng cho chồng và đứa con trai khác của mình, khi chứng kiến chiếc tủ quần áo đổ ập xuống họ.

Sau hơn 90 giờ mắc kẹt phải đấu tranh để giành giật sự sống, Camuz bắt đầu nghe thấy tiếng chó sủa và tự hỏi liệu đó có phải là một giấc mơ hay không. Tiếp đến, cô nghe thấy giọng nói của mọi người. "Cô ổn chứ? Hãy gõ một cái nếu có”, một người cất tiếng hỏi cô.

Giấc mơ trở thành sự thật. Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy vị trí của hai mẹ con cô. Ảnh minh họa: NurPhoto

Các nhân viên cứu hộ ở Sở cứu hỏa thành phố Istanbul đã cẩn thận bới lật từng mảng bê tông vỡ cho đến khi tiếp cận được Camuz và Yagiz.

Cô giao đứa con mới sinh của mình cho lực lượng cứu hộ và được khiêng đi bằng cách hai mẹ con được đưa đến một bệnh viện địa phương.

Camuz cảm thấy nhẹ nhõm khi nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc tại bệnh viện. Những người thân trong gia đình cho biết chồng và con trai lớn của cô cũng may mắn sống sót sau đống đổ nát. Tuy nhiên, hai người đều bị thương nặng ở chân và đã được đưa đến bệnh viện cách đó vài giờ.

Thật kỳ diệu, hai mẹ con Camuz không bị thương nặng nên đã được xuất viện sau 24 giờ theo dõi. Hai mẹ con đang sống trong một căn lều tạm cùng với 11 thành viên khác trong gia đình. Tất cả đều bị mất nhà cửa trong trận động đất kinh hoàng.

Camuz cho biết cô rất biết ơn vì mình vẫn còn được ôm ấp cậu con trai bé nhỏ sau thảm họa này. “Tôi nghĩ nếu con tôi không đủ khỏe mạnh để vượt qua thì tôi cũng sẽ không như vậy”, người mẹ này chia sẻ.

Yagiz bình an trong vòng tay của các nhân viên cứu hộ. Ảnh: BBC

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.