Người lính Cụ Hồ trăn trở với nghệ thuật múa rối nước

Tiết mục múa rối đang được biểu diễn tại thủy đình. (Ảnh trong bài: V.D)
Tiết mục múa rối đang được biểu diễn tại thủy đình. (Ảnh trong bài: V.D)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại tá Đinh Thế Văn - người chiến sĩ cách mạng và cũng là người khơi lại niềm đam mê rối nước Đào Thục. Ông trăn trở nỗi lo nét văn hóa truyền thống ngày càng mai một…

Người chiến sĩ chỉ huy bắn hạ pháo đài bay B52

Chúng tôi ghé thăm làng rối nước Đào Thục (thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) vào một ngày đầy nắng, với sự yên ả của một làng quê thanh bình. Trong không gian ấm cúng của ngôi nhà nhỏ yên bình giữa làng rối Đào Thục, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Đinh Thế Văn vui vẻ chia sẻ với chúng tôi về những câu chuyện của đời mình.

“Tôi tham gia quân đội từ lúc nhỏ, lúc mới chớm lên 16 tuổi. Nếu đi tuyển bộ đội là không đáp ứng, nên mới theo đoàn thanh niên xung phong đi ốp mìn, phá đá trên Cao Bằng, Lạng Sơn. Cả đơn vị thanh niên xung phong được bổ sung sang Quân đội để tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Thế là nghiễm nhiên tôi được nhập ngũ ngày 2/3/1954”, ông Văn nhớ lại.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Đinh Thế Văn chiến đấu ở Sư đoàn 312, Tiểu đoàn 531 - C268 phòng không, với nhiệm vụ bắn máy bay bảo vệ cho bộ binh đánh đồi Him Lam. Năm 1965, ông thi đỗ vào Đại học Bách khoa. Thế nhưng, chiến tranh vẫn còn, người lính năm ấy tiếp tục tham gia vào kháng chiến chống Mỹ, đầu quân vào Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng Không - Không quân). Từ nỗ lực phấn đấu, rèn luyện mà khi vừa ngoài 30 tuổi, ông đã được giao giữ cương vị Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77 (năm 1971).

Ông Đinh Thế Văn trở thành người trực tiếp chỉ huy bắn hạ pháo đài bay B52 của đế quốc Mĩ và Tiểu đoàn 77 là một trong hai đơn vị phòng không bắn rơi nhiều máy bay B52 nhất của quân chủng. Ông chia sẻ: “Đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được cảm xúc ngày ấy cùng đồng đội đưa B52 trở thành đống sắt vụn, 12 ngày đêm ấy vĩ đại quá, những tưởng B52 là pháo đài bất khả xâm phạm nhưng quân ta đã làm được, làm nên chiến thắng lịch sử và hào hùng”.

Sau khi chiến dịch kết thúc, ông được đề bạt làm Tham mưu trưởng Trung đoàn 257, được cử đi học tại Học viện Phòng không - Không quân. Đến năm 2013, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

Khơi dậy niềm đam mê múa rối nước

Ông Đinh Thế Văn nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Khi việc quân đã trọn, cả cuộc đời người lính đã lùi về phía sau thì cũng là lúc những trăn trở của người cha năm xưa - một cựu trưởng phường rối nước lại trỗi dậy trong tâm trí người chiến sĩ cách mạng khi đã ngoài sáu mươi.

Ông chia sẻ: “Tháng 10/1989, tôi chính thức được về nghỉ hưu. Tôi đã tham gia rối nước từ bé bởi vì bố tôi là trùm rối nước ngày xưa. Trước khi nghỉ hưu, ông có dặn nghệ thuật rối nước quý lắm đấy, phải gìn giữ và lưu truyền. Tôi cũng biết môn nghệ thuật múa rối nước của làng Đào Thục là cái môn truyền thống, đặc sắc văn hóa thôn Đào Thục, phải làm cho nghệ thuật múa rối nước thật phát triển”.

Đại tá Đinh Thế Văn - người chỉ huy bắn hạ pháo đài bay B52.

Đại tá Đinh Thế Văn - người chỉ huy bắn hạ pháo đài bay B52.

Trở về quê hương chứng kiến tận mắt phường rối nước Đào Thục 300 năm tuổi nay tiêu điều, mai một, nghệ nhân người còn, người mất, thế hệ trẻ lại không mấy ai mặn mà, ông Văn hàng ngày lóc cóc một mình trên chiếc xe đạp cũ, đi gõ cửa từng nhà, vận động từng người dân cùng nhau gìn giữ nghề truyền thống của cha ông. Đại tá Đinh Thế Văn nhớ lại làng Đào Xá sau chiến tranh với đường sá lầy lội, cả làng như một ốc đảo, nghèo nàn và lạc hậu, không có ai qua lại. “Có hàng cũng không bán được, không có khách ở ngoài vào mua. Bốn mươi năm trong quân ngũ trở về, tôi cố gắng đi vận động từng nhà vực dậy kinh tế, vận động các cụ già truyền nghề lại cho các các cháu, cho thế hệ trẻ. Trong thâm tâm tôi lúc ấy chỉ nghĩ đến rối nước”, ông cho biết.

Những ngày tháng cơ cực dài dăng dẳng ấy rồi cũng ra hoa kết trái, cái hồn của dân tộc vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Đào Xá. “Khi mà bác Văn về quê, bác toàn tâm, toàn ý khôi phục lại ý tưởng rối nước ngày xưa. Cùng với các lãnh đạo thành phố, lãnh đạo huyện, xã, địa phương bắt tay vào gây dựng lại, khôi phục lại” - một người dân trong làng kể.

Theo ông Nguyễn Thế Nghị - Trưởng phòng Kinh doanh của làng múa rối nước Đào Thục hiện nay: “Tôi cũng là cha truyền con nối, xem mẹ mình đi biểu diễn, đi theo mẹ đi biểu diễn ở các nơi. Nó cứ ngấm dần vào trong máu mình. Lớn lên mới nhận thấy là quê hương mình có một tài sản lớn như thế, thương hiệu đã có hơn 300 năm mà ông cha để lại. Chính vì thế mà tôi cũng nhận thức được đây chính là tài sản quý không chỉ của làng Đào Thục mà là của xã Thụy Lâm của huyện Đông Anh và của Hà Nội nói chung”.

Hiện tại, thủy đình tọa lạc ngay giữa làng Đào Thục, các tích trò truyền thống được gây dựng lại và được biểu diễn tại làng và các địa điểm khác trên toàn quốc. Cho đến nay có hơn 30 tích trò đã được khôi phục, các nghệ nhân và người dân cũng tích cực lan truyền nét văn hóa đặc sắc ấy tới với nhiều người, nhiều địa phương hơn.

Hoạt cảnh 12 ngày đêm và những trăn trở trong tương lai

Nhắc đến múa rối nước Đào Thục, nhắc đến Đại tá Đinh Thế Văn là nhắc đến vở kịch có một không hai “Điện Biên Phủ trên không”. Đó là hoạt cảnh tái hiện lại 12 ngày đêm rực lửa của quân và dân ta trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 (1969 - 1973). Đại tá chia sẻ với giọng nói đầy tự hào: “Đặc biệt nhất phải nói đến kịch bản vì chính tôi tham gia vào chiến dịch 12 ngày đêm. Một thắng lợi vĩ đại, cả thế giới không nước nào bắn rơi được B52, chỉ có Việt Nam là duy nhất. Tôi muốn đưa trận chiến ấy vào kịch bản rối nước và không ngờ khán giả thấy rất yêu thích. Tôi cũng nghĩ là truyền lại “lửa” cho lớp các cháu, cho thế hệ mai sau thì chỉ “truyền lửa” bằng nghệ thuật là hay nhất và người ta dễ tiếp thu nhất”.

Không khí của trận chiến đầy ác liệt ấy được các nghệ nhân múa rối nước Đào Thục tái hiện lại đầy sống động. Người xem như được cuốn vào một thế giới kỳ ảo, đầy sinh động và hào hùng. “Điện Biên Phủ trên không” cũng là một trong những tiết mục độc đáo nhất của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam mà chỉ có tại phường múa rối nước làng Đào Thục.

Là người lính Cụ Hồ, Đại tá Đinh Thế Văn luôn mong muốn người trẻ hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh và giá trị của hòa bình, của độc lập, tự do. Và mong muốn của ông chính là làm sao “truyền lửa” cho con cháu, cho thế hệ tương lai phải ghi nhớ công lao của những người đi trước, biết ơn và trân trọng, biết phấn đấu và gìn giữ, xây dựng và bảo vệ đất nước phát triển, phồn vinh: “Thứ nhất là phát huy truyền thống của quê hương rối nước, thứ hai là cũng ghi dấu ấn lại để mà giáo dục con cháu sau này và cũng là để làng Đào Thục, dân tộc Việt Nam nhớ lại 12 ngày đêm lịch sử của dân tộc ta đã đánh thắng hai đế quốc lớn, đó là điều rất vĩ đại của dân tộc Việt Nam”.

Với ông, thế hệ cha ông đã vượt qua gian nan, khó nhọc nên niềm mong mỏi thế hệ trẻ tiếp tục gìn giữ, phát huy luôn thường trực trong tâm trí ông: “Ngày trước tham gia rối nước khổ như thế nhưng các cụ vẫn say sưa. Thế nên bây giờ các cháu phải cố gắng theo bố, theo ông, làm thế nào để giữ gìn được, phát triển được nghệ thuật rối nước này. Và hơn thế, đưa rối nước ra khỏi phạm vi quốc gia mà vươn tầm thế giới”, Đại tá Đinh Thế Văn dặn dò.

Và đó cũng chính là niềm mong đợi mà người dân Đào Thục ấp ủ bao lâu nay. Dù thời gian có qua đi, đất nước có đổi thay, trong lòng mỗi người dân Đào Thục đều hết lòng với nghệ thuật múa rối nước. Chị Đinh Thị Minh - người con của phường rối Đào Thục cho biết:“Hiện nay các em có rất nhiều sự lựa chọn ngành nghề nhưng cũng vì niềm đam mê và tâm huyết với nét truyền thống này mà tôi vẫn tiếp tục theo đuổi. Khi vào đoàn rối thì tôi đã xác định được tư tưởng rất là kỹ, mình là một người con của Đào Thục, mình phải tự hào về làng mình có nghề truyền thống lâu đời như thế này”.

Tin cùng chuyên mục

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Đọc thêm

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.