Người Khmer tưng bừng đón Tết Năm mới Chôl Chnăm Thmây

Người Khmer đi chơi Tết vào đêm giao thừa 13/4 tại Sóc Trăng. Ảnh: Huỳnh Phương
Người Khmer đi chơi Tết vào đêm giao thừa 13/4 tại Sóc Trăng. Ảnh: Huỳnh Phương
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người dân tụ họp quanh chùa ca múa hát, dâng cơm, đắp núi cát, tắm Phật trong không khí vui tươi của Tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây - lễ hội lớn nhất trong năm của hơn 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer tại Việt Nam.

Tết Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16/4 Dương lịch. "Chôl" nghĩa là "vào" và "Chnăm Thmay" là "năm mới’. Người xưa cho rằng đây là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Du khách đến Sóc Trăng dịp này có thể cảm nhận sự náo nhiệt, vui tươi đón Tết tại hầu hết các điểm chùa Khmer, gồm các chùa nổi tiếng tại thành phố Sóc Trăng như chùa Dơi, chùa SomRong, chùa Kh’leang, Chrôi Tưm Chắs hay Paem Buôl Thmây.

Sư Hoàng Đạt, đang tu học tại chùa Dơi, cho biết trước Tết Chôl Chnăm Thmây vài ngày, người dân sống tại phum sóc (khu dân cư) quanh chùa trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; còn các vị chư tăng thì dựng, trang trí sân khấu từ các vật liệu địa phương, chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ.

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của hơn 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer tại Việt Nam. Năm nay, đồng bào Khmer tổ chức Tết cổ truyền sau 2 năm tạm ngưng vì Covid-19. Đêm giao thừa ngày 13/4, người dân đến chùa nghe các nhà sư tụng kinh, ban phước lành trong thời khắc chuyển sang năm mới. Thanh niên, thiếu nữ Khmer rực rỡ trong trang phục truyền thống thu hút ánh nhìn của du khách.

"Tôi háo hức khi đi chơi Tết, hòa vào không khí vui tươi cùng bà con Khmer", anh Trường Dương, người Kinh, sống tại thành phố Sóc Trăng, chia sẻ. Anh Dương theo dõi các tiết mục văn nghệ, xem các bé chơi nhạc ngũ âm và múa rô băm vào đêm giao thừa 13/4 tại chùa Dơi.

Ngày Tết thứ nhất 14/4 gọi là Chôl Sangkran Thmây. Tại nhà, mọi người chọn giờ tốt nhất trong ngày, tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo trang trọng và lịch sự, chuẩn bị bàn thờ thiên. Họ xếp hoa, trái cây và nhang đèn sẵn sàng để tiễn vị thần Têvêđa cũ, đón thần mới đến cai quản phum, sóc (cụm dân cư của người Khmer).

Tại chùa diễn ra nghi lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran). Phật tử đi quanh ngôi chánh điện của chùa ba vòng, để đánh dấu rước lịch năm mới đến với đồng bào Khmer. Lễ rước đại lịch mang ý nghĩa tương tự lễ đón giao thừa dịp Tết Nguyên đán, nhằm tiễn những điều không may của năm cũ, hy vọng năm mới tốt lành.

Ngày Tết thứ hai 15/4 gọi là Wonbơf. Sáng sớm mọi người làm lễ dâng cơm đến các nhà sư, đến chiều làm lễ "Đắp núi cát" (Puôn phnôm khsach) trong khuôn viên chùa. Phật tử thắp hương để cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu phúc theo ước nguyện của mình.

Ngày thứ ba 16/4 gọi là Lơm-sắk, còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Ngày này mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào Khmer và đánh dấu kết thúc Tết. Trong nghi lễ, các nhà sư dùng những cành hoa, vẩy những giọt nước có ướp hương hoa thơm lên tượng Phật. Sau đó, mọi người về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ trong gia đình, chúc mừng ông bà, cha mẹ và dâng bánh để tạ ơn.

Người dân cúng dường cho các nhà sư trong Chôl Chnăm Thmây

Người dân cúng dường cho các nhà sư trong Chôl Chnăm Thmây

Không chỉ là là Tết của người Khmer, dịp này người Kinh, Hoa trên địa bàn Sóc Trăng cũng đến chung vui. Ngày Tết cổ truyền Khmer góp phần giáo dục con người về tấm lòng hiếu thiện, thương yêu, giúp đỡ nhau trong phum sóc. Đây cũng là dịp bà con gặp gỡ nhau chia phúc, thăm hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Đọc thêm

Kon Tum sắp tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Lễ hội cồng chiêng

Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.
(PLVN) -  Dự kiến Tuần Văn hoá – Du lịch và Lễ hội cồng chiêng năm 2024 tại tỉnh Kon Tum sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12. Địa điểm, tổ chức sẽ là TP. Kon Tum và một số huyện như; Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Tumơrông với nhiều chương trình văn hoá, lễ hội độc đáo, hấp dẫn…

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.