Người kép già

(PLVN) - Ấn phẩm “Người kép già” do NXB Đông A ấn hành là tuyển tập truyện ngắn và vừa của nhà văn Kim Lân, bao gồm 18 tác phẩm nổi tiếng cùng minh họa của họa sĩ tên tuổi - Thành Chương.
 

Những tác phẩm được lựa chọn in trong ấn phẩm này đều là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Lân. Đó có thể là những trang viết đau đáu hiện thực với cảnh làng quê Bắc bộ trong sự bủa vây của cái đói, cái nghèo, với những phận người nhiều đau khổ, như trong “Đứa con người vợ lẽ”, “Đứa con người cô đầu”, “Vợ nhặt”… Đó cũng có thể là lát cắt về cái đẹp của một thời quá vãng với những “nghề chơi” đòi hỏi lắm công phu như nghề chơi chó săn, chọi gà, chơi chim… hay những dấu ấn văn hóa như tuồng cổ… trong “Người kép già”, “Đôi chim thành”, “Con Mã Mái”, “Chó săn”, “Cầu đánh vật”… Muộn hơn, là những trang viết về cách mạng, về cải cách ruộng đất với không ít đớn đau nhưng cũng không thiếu niềm tin, trong “Làng”, “Nên vợ nên chồng”, “Ông lão hàng xóm”.

Đặc biệt, trong số 18 truyện ngắn và vừa, có hai tác phẩm thường được coi là dành cho thiếu nhi, đó là “Ông Cản Ngũ” và “Anh chàng hiệp sĩ gỗ”. Đây là hai tác phẩm lấp lánh ánh sáng nhân văn đẹp đẽ, với hình ảnh con người luôn trong tư thế vươn lên, hướng thiện, đầy mạnh mẽ và kiêu hãnh.

Cuộc sống, xã hội, phong tục, văn hóa… có thể đã đổi thay nhiều kể từ ngày những tác phẩm đầu tay của Kim Lân được đăng trên các tạp chí “Tiểu thuyết thứ bảy” và “Trung Bắc chủ nhật”. Thế nhưng, dù thời gian và cuộc đời có biến thiên đến đâu, “những trang viết đau đớn, yêu thương và kiêu hãnh” với lối viết hồn hậu của Kim Lân vẫn luôn có thể chạm đến trái tim người đọc mọi thế hệ.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết ở Lời giới thiệu: “Kim Lân giã từ thế gian và để lại cho chúng ta hai di sản: di sản chữ và di sản người. Cách sống, ngôn ngữ và hành xử của ông đối với cuộc đời này luôn luôn là những trang viết đau đớn, yêu thương và kiêu hãnh”.

Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, nay là phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1942, Kim Lân trình làng truyện ngắn đầu tay “Đứa con người vợ lẽ”, từ đó nhanh chóng xác lập tên tuổi trên văn đàn và trở thành cây bút quen thuộc của các tờ Trung Bắc chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy. Một số truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân như: “Làng”, “Vợ nhặt” được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông…

Ở tuổi xế chiều, Kim Lân bén duyên với điện ảnh và để lại dấu ấn khó phai với vai diễn Lão Hạc trong phim: “Làng Vũ Đại ngày ấy” và vai Lý Cựu trong phim “Chị Dậu”.

Năm 2001, nhà văn Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vì những đóng góp cho nền văn học nước nhà.

Các tác phẩm của ông, với góc nhìn hiện thực nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần nhân văn, đã luôn được yêu mến và trở nên thân thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Truyện ngắn của Kim Lân từ lâu cũng đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.