Gương sáng Pháp luật

“Người hùng” cứu hộ, cứu nạn trên QL2

Mỗi khi nghe thông tin có người bị nạn, ông Thọ lại tức tốc lên đường bất kể thời gian.
Mỗi khi nghe thông tin có người bị nạn, ông Thọ lại tức tốc lên đường bất kể thời gian.
(PLVN) - Hơn 30 năm qua, ông Phan Tất Thọ, Đội trưởng Đội cứu hộ giao thông xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) không ngại khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng cấp cứu các nạn nhân không may bị tai nạn giao thông.

Những việc làm thiện nguyện của ông Thọ đã góp phần lay động đến trái tim những người dân nơi đây, tạo sức lan tỏa và ngày càng có nhiều người tự nguyện tham gia cùng ông trong việc cứu hộ.

Không ngại hiểm nguy, gian khó

Về xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng, hỏi thăm ông Phan Tất Thọ, Đội trưởng Đội cứu hộ giao thông xã, ai nấy đều bày tỏ sự nể phục, ngưỡng mộ và dành nhiều lời khen cho người đàn ông nhiệt tình, năng nổ, thân thiện, giàu tình người.

Sinh năm 1965, từng là bộ đội đóng quân tại đơn vị vận tải thuộc Quân khu 2, năm 1988 ông Thọ xuất ngũ và về sinh sống tại xã Tiêu Sơn, địa bàn có QL2 đi qua. Đây là tuyến đường huyết mạch lưu thông, vận tải hành khách và hàng hóa giữa các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái đi Vĩnh Phúc, Hà Nội và ngược lại với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn nên thường hay xảy ra tai nạn. Chứng kiến cảnh tượng xót xa của những người không may gặp nạn, xuất phát từ cái tâm với mong muốn hỗ trợ những người bị nạn và với vốn liếng kiến thức về sơ cứu được đào tạo trong môi trường quân ngũ, ông Thọ đã bàn với anh em trong gia đình thành lập đội hỗ trợ người bị tai nạn giao thông (TNGT).

Ông Thọ kể lại, nhà gần QL nên ông thường xuyên chứng kiến những vụ TNGT: “Ban đầu, lo sợ có thể bị lây nhiễm bệnh hoặc bị người thân người bị nạn hiểu lầm nên nhiều người dân e ngại và không muốn giúp đỡ người bị nạn. Trước những hình ảnh đó, tôi cùng với gia đình mỗi người góp chút công sức, tiến hành sơ cứu và chở người bị nạn đi cấp cứu”.

Với ông Thọ, việc bỏ dở bữa cơm hay nửa đêm vùng dậy chạy ra đường là chuyện thường gặp. Bà Hoàng Thị Sơn (vợ ông Thọ) kể: “Nhiều lúc mưa gió, nửa đêm nhưng cứ có điện thoại báo có người bị nạn là ông ấy lại bật dậy lao đi. Ông ấy nói giúp đỡ mọi người là niềm vui, làm công việc ý nghĩa, nên tôi cùng các con luôn động viên, ủng hộ”.

Năm 2006, Đội cứu hộ giao thông được thành lập với “trụ sở” làm việc được xây dựng ngay trên miếng đất nhà ông. Nhiều người còn nhớ vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra năm 2009 khi hai ô tô chở khách đâm vào nhau làm 8 người chết, nhiều người bị thương. Khi tai nạn xảy ra có nhiều người chứng kiến nhưng e ngại kèm lẫn hoảng loạn nên không dám vào hỗ trợ người bị nạn. Chứng kiến cảnh tượng, dù trước nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ bởi nhiên liệu động cơ rò rỉ sau va chạm; nhưng ông Thọ cùng những thành viên đội cứu hộ vẫn lăn xả cứu chữa người bị thương, bảo vệ hiện trường, rồi khâm liệm người chết.

Với các nạn nhân không may gặp TNGT, khi nhận tin báo và tới hỗ trợ, Đội sẽ nhanh chóng sơ cứu, đưa nạn nhân đến bệnh viện và tìm cách liên lạc với gia đình; đồng thời cử người ở lại để giữ hiện trường. Nếu chưa liên lạc được với gia đình, Đội sẽ luân phiên túc trực bên giường bệnh, chờ đến khi liên lạc và bàn giao lại cho người nhà nạn nhân thì mới trở về.

Nhận thấy những việc làm ý nghĩa của ông Thọ, năm 2018, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã hỗ trợ ông xe cứu thương chuyên dụng cùng các trang thiết bị y tế (bình ô xy, cáng, thuốc,...) và luôn đồng hành cùng ông trong suốt quá trình thực hiện nghĩa cử cao đẹp. Cũng từ đó, ông Thọ bận rộn hơn khi ngày càng nhận được nhiều thông tin của những người dân muốn nhờ ông giúp đỡ người bị nạn.

Ông Thọ (đội mũ bảo hiểm) cùng các thành viên sơ cấp cứu cho một nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn xã Tiêu Sơn.

Ông Thọ (đội mũ bảo hiểm) cùng các thành viên sơ cấp cứu cho một nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn xã Tiêu Sơn.

Ông Thọ luôn chuẩn bị kĩ càng, đầy đủ thuốc, bông băng, gạc,… tại Đội cứu hộ giao thông để sẵn sàng cho mỗi chuyến đi.

Ông Thọ luôn chuẩn bị kĩ càng, đầy đủ thuốc, bông băng, gạc,… tại Đội cứu hộ giao thông để sẵn sàng cho mỗi chuyến đi.

Cứu người là điều quan trọng nhất

Ông Thọ chia sẻ, khi mới thành lập, Đội chỉ có vài thành viên là anh em trong gia đình, nhưng đến nay Đội có trên 10 người thường trực. Trước đây kinh phí mua thuốc, đồ sơ cứu hoàn toàn là do các thành viên tự bỏ tiền túi ra mua. Sau này, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Hội Chữ thập đỏ địa phương đã hỗ trợ Đội về các thiết bị y tế, thuốc; đặc biệt những người bị nạn và gia đình người bị nạn đã quay lại cảm ơn và hỗ trợ để Đội có thêm kinh phí hoạt động.

Không chỉ tích cực tham gia hỗ trợ người bị nạn, ông Thọ cũng luôn là người hăng hái trong việc tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông tới những người dân địa phương và cũng là người luôn đi đầu trong các phong trào từ thiện, nhân đạo được các cấp phát động.

Nhớ lại thời điểm cuối năm 2021, khi dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ trên khắp cả nước và cũng tại thời điểm đó, nhiều người dân ở Phú Thọ sinh sống khắp các tỉnh phía Nam đổ dồn về quê tránh dịch. Với tấm lòng chia sẻ cùng chống dịch, ông đã tự nguyện dùng xe cứu thương để chở những người dân đến các địa điểm cách ly.

Ghi nhận những việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ông Thọ, những năm qua Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, UBND tỉnh cùng các cấp, ngành của địa phương đã có nhiều Bằng khen tặng ông Thọ cũng như Đội cứu hộ giao thông xã Tiêu Sơn.

Với ông Thọ, khi nghe tin nạn nhân được cứu sống, được nhận những cuộc điện thoại cảm ơn của người nhà và của nạn nhân - đó chính là món quà có giá trị nhất. Hơn 30 năm tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ, chưa một lần ông có suy nghĩ “cứu người hay không cứu người” mà luôn lấy phương châm “không bỏ rơi ai cả”. Vì điều đó mà Đội cứu hộ giao thông xã Tiêu Sơn vẫn đang miệt mài trên hành trình lan tỏa những yêu thương đến với cộng đồng.

Đọc thêm

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
(PLVN) - Sáng ngày 15/3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tiền Giang đã phối hợp các cơ quan ban, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất tại số nhà 41 (nay là 218) đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm thi hành bản án đã có hiệu lực.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.