Người dân 'vật vã' mưu sinh dưới nắng nóng gay gắt đầu hè Hà Nội

Người dân 'vật vã' mưu sinh dưới nắng nóng gay gắt đầu hè Hà Nội
(PLVN) - Người dân Hà Nội đang phải vật vã trải qua đợt nắng nóng đầu tiên báo hiệu một mùa hè gay gắt. Mọi người tìm đủ cách che chắn khi phải ra đường. Còn những người phải mưu sinh ngoài trời thì vô cùng vất vả...

Dự báo thời tiết những ngày này nhiệt độ Hà Nội cao nhất khoảng 35 - 37 độ C nhưng thực tế ngoài trời có khi lên tới 38 - 40 độ C do nhiệt cộng hưởng từ hiệu ứng nhà kính, từ sức nóng động cơ phương tiện giao thông, mặt đường đá, bê tông...

Để đảm bảo sức khỏe trong cái nóng gay gắt này người dân khi đi ra ngoài đường đã phải dùng mọi biện pháp như che ô, mặc áo chống nắng, đeo kinh râm, đội mũ, uống nước giải khát...

Áo chống nắng, khẩu trang, kính là những phụ kiện không thể thiếu của mọi người khi di chuyển ngoài đường
Áo chống nắng, khẩu trang, kính là những phụ kiện không thể thiếu của mọi người khi di chuyển ngoài đường

Nắng nóng kéo dài nên mọi hoạt động sinh hoạt của người dân Thủ đô bị ảnh hưởng lớn, nhất là những người lao động buộc phải mưu sinh hàng ngày ngoài trời.

Dù nắng nóng, anh Mạnh vẫn phải chạy xe ôm kiếm sống
Dù nắng nóng, anh Mạnh vẫn phải chạy xe ôm kiếm sống

Anh Phạm Văn Mạnh (tài xế xe ôm công nghệ) chia sẻ: “Công việc của tôi phải chạy ngoài đường thường xuyên, trong những ngày nắng như thế này, người dân ngại ra đường, tôi ít khách hơn vì thế thu nhập giảm đi đáng kể. Nhưng không vì thế mà mình ngồi ở nhà, vẫn phải ra đường chờ khách. Tôi phải trang bị khẩu trang, kính mắt và găng tay kín da để đỡ nóng rát. Mệt và oải lắm nhưng vì mưu sinh tôi vẫn phải cố chạy xe".

Chú xe ôm tranh thủ ngả lưng trên chiếc xe máy giữa trưa nắng nóng
Chú xe ôm tranh thủ ngả lưng trên chiếc xe máy giữa trưa nắng nóng 

Không thể dừng lại công việc chỉ vì nắng gắt, những người lao động ngoài trời phải tranh thủ từng giấc ngắn ngủi để lấy sức làm việc. Vì vậy, trong những ngày qua, trên các tuyến phố, lề đường... dưới các tán cây, dễ thấy hình ảnh tài xế xe ôm ngả lưng trên chiếc xe máy của mình, người bán hàng vỉa hè tận dụng gốc cây treo võng nghỉ trưa, một số người khác rải áo và ngủ tại công viên...

Những người bán hàng rong, các chị lao công..., mặt mũi tay chân kín mít, bước chân có vẻ mệt mỏi hơn nhưng vẫn cố hoàn thành công việc hằng ngày của mình.

Bịt khẩu trang kín mít, chị lao công vẫn hoàn tất công việc của mình
Bịt khẩu trang kín mít, chị lao công vẫn hoàn tất công việc của mình

Chị Nguyễn Mai Hương (45 tuổi, làm vệ sinh khu vực Cầu Giấy) chia sẻ: “Mới đầu hè thôi mà thời tiết Hà Nội nắng nóng quá! Chị toàn phải đi làm vào những giờ cao điểm 12h- 17h, rất mệt nhưng vẫn phải cố. Ai cũng sợ nắng nóng không ra đường thì việc của mình ai làm?. Chị cứ bịt kín mít, mang sẵn một chai nước, một cái khăn thấm nước trong người, nóng quá thì vừa uống vừa đổ nước ra khăn lau mặt, đắp lên đầu cho mát".


Nhiệt độ tăng cao cũng là nỗi ám ảnh đối với những người bán hàng rong. Đạp xe len lỏi khắp các con đường để bán hoa, dù khẩu trang che kín, tất tay tất chân dày hơn cả tất mùa đông nhưng mặt bà Dương Thùy (50 tuổi) luôn ửng đỏ, lưng áo ướt đẫm mồ hôi.

Cửa hàng tiện lợi là nơi trú ẩn lý tưởng của các bạn sinh viên trong những ngày nắng nóng.
Cửa hàng tiện lợi là nơi trú ẩn lý tưởng của các bạn sinh viên trong những ngày nắng nóng.

Để tránh nóng, phòng ở không có điều hòa hoặc để tiết kiệm tiền điện, nhiều sinh viên chọn cửa hàng tiện lợi có chỗ ngồi, điều hòa làm nơi làm nơi "trú ẩn. Chỉ cần mua một chai nước với giá 5.000 đồng, bạn trẻ có thể ngồi tránh nóng trong cửa hàng tiện lợi gần như cả ngày với wifi, vệ sinh... miễn phí.

“Biết ngồi lâu như vậy là không nên, cũng ngại lắm nhưng ở ký túc xá thì nóng, ra hàng trà đá ngồi thì còn nóng hơn, bọn em không còn lựa chọn nào đành vào các cửa hàng này. Bọn em bảo nhau mua nhiều đồ nhất có thể cho cửa hàng", Lưu Thùy Linh, nữ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền giãi bày.

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.